PHỤ NỮ VIỆT NAM - NGƯỜI LÀM NÊN ĐẤT NƯỚC MUÔN ĐỜI!
16-05-2011
PHỤ NỮ VIỆT NAM - NGƯỜI LÀM NÊN ĐẤT
NƯỚC MUÔN ĐỜI!
Mẹ Việt Nam ơi! mẹ Việt nam ơi! Khi con đi qua khắp nẻo
đường nghe mênh mông chìm trong khói sương, mong sao cho cơn gió vô thường,
không lung lay làm ướt hạt sương.
Mẹ Việt Nam ơi! Mây khói tan rồi còn lại mẹ tôi.
******
Vâng! vẫn còn lại mẹ tôi - người mẹ Việt nam, người
phụ nữ Việt nam, con người của một thời và con người của muôn đời.
Cao quý thay là người phụ nữ, người anh hùng dân tộc,
người làm nên đất nước anh hùng.
Vậy, chúng ta hãy ngược dòng suy tưởng, lật lại những
trang vàng lịch sử để nhận diện vẻ đẹp của người phụ nữ Việt nam. Từ trong thủa
nguyên sơ của dân tộc, người phụ nữ Việt nam đã mang dấu trong mình những đức hạnh
quý cao.
Chế độ phong kiến tàn bạo trói buộc họ trong luật tam
tòng khắc nghiệt: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”… Vòng lễ
giao cay ngiệt là thế nên họ chỉ biết cất dấu nỗi đau trong lòng. Họ chỉ biết gửi
thân cho định mệnh, mặc cho dòng đời đưa đẩy phận đào hoa:
“
Thân em như tấm lụa đào
Phát
phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Những tưởng người phụ nữ Việt nam cứ vậy mà an bài số
phận nhưng từ trong cam chịu họ đã mở đường giải phóng cho chính mình. Họ trở
thành bà Trưng, bà Triệu làm đế vương để chăn dắt muôn dân, họ có thể là nhiếp
chính Ỷ Lan để lòng dân mên phục.
Và khi đất nước rơi vào lò lửa chiến tranh chống Pháp
- chống Mỹ, hơn bao giờ hết người phụ nữ Việt nam đã biết liên hiệp lại để khẳng
định chính mình: Họ đã làm tròn thiên chức người phụ nữ và vẫn góp sức mình vào
công cuộc chống ngoại xâm: “Nhà em
tay bế tay bồng
Em
vẫn theo chồng đi phá đường quan”
Thật vĩ đại biết bao trước hình ảnh những người phụ nữ!
Đó là những người mẹ dù tuổi già sức yếu nhưng vẫn quyết đem sức mình vào trong
trận cam go:
“Có
người mẹ Bàn cờ
Tay
gầy tóc bạc phơ
Chuyền
cơm qua vách cấm
Khi
ngoài trời đổ mưa”
Đó là mẹ Suốt dám một mình vượt sóng gió để đón đưa
chiến sĩ vào trận:
“Một
tay lái chiếc đò ngang
Bến
sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày”
Đó còn là bà má Hậu Giang, ngay trong giờ phút cái chết
kề bên vẫn trung tiết một lòng:
“Má
thét lớn tụi bây đồ chó
Cướp
nước tao, cắt cổ dân tao
Tao
già không sức cầm dao
Giết
bây có các con tau trăm vùng”
Và còn…còn biết bao người mẹ Việt nam cả cuộc đời mắt
đẫm lệ rơi để tiễn chồng, đưa con ra trận. Những con người “Sống trong cát, chết
vùi trong cát, những trái tim như ngọc sáng ngời”
Không chỉ làm hậu phương vững vàng cho tiền tuyến, người
phụ nữ Việt nam còn xông pha vào những trận công đồn. Họ ý thức được tình thế của
non sông nên khi “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Họ trở thành những cô giao
liên sẵn sàng ngã xuống ngã ba Đồng Lộc để làm hoa tiêu cho bộ đội. Đó là những
cô gái tuổi xuân vừa chớm nở nhưng khi Tổ quốc cần họ vẫn quyết hy sinh:
“Cô
bé nhà bên có ai ngờ:
cũng
vào du kích. Hôm gặp tôi
cứ
cười khúc khích. Mắt đen
tròn
tròn thương thương quá đi thôi”.
Trong số họ: Có những người con gái đã vì nghiệp nước
mà ung dung bước vào cái chết, lửa hái tử thần kề bên nhưng trong ánh mắt các
chị vẫn rạng rỡ nụ cười bởi các chị đã nhìn thấy một ngày mai nở hoa độc lập:
“Người
con gái trẻ măng
Giặc
đem ra bãi bắn
Đi
giữa hai hàng súng
Vẫn
ung dung mỉm cười
Ngắt
một đoá hoa tươi
Chị
cài lên mái tóc”
Thế đó! Người phụ nữ Việt nam, họ đã sống và họ đã
ngã xuống kiên cường, bất khuất, giản dị, bình tâm… để rồi hôm nay đây họ trở về
trong sức sống được hồi sinh.
Lắng sâu dòng tâm tưởng, ta tri âm biết bao sự hy
sinh vô bờ bến của các mẹ cac chị - những người làm nên “đất nước muôn đời”.
Gv. Phạm Thị Bích Ngọc