Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >> Văn


Cái hay trong bài thơ Biển của Xuân Diệu
17-10-2014

Cái hay trong bài thơ Biển của Xuân Diệu

 

Trong chương trình môn văn lớp 12 THPT, khi nghe thầy cô giảng bài Sóng của Xuân Quỳnh, không thể không liên hệ đến bài thơ “Biển” của Xuân Diệu. Bởi hai hồn thơ này không bao giờ chịu yên tỉnh để chiếm lĩnh con sóng của đại dương, để hóa giải lòng mình.

 

Nếu hiểu theo cách định nghĩa về thơ của Sóng Hồng: “ Thơ trước hết là sự giải bày cảm xúc của nhà thơ về con người và thời đại” thì với Xuân Diệu, thơ “phải là cuộc đời, là hiện thực vì ngay bản thân của nó cũng chính là cuộc sống”. “Thơ phải chân thật, ở trong lòng người, tâm hồn người.

 

Trở lại với bài thơ “Biển” của Xuân Diệu thì hình tượng sóng là một biểu hiện kì thú, vĩnh hằng của thiên nhiên. Từ lâu nó đã trở thành một chất liệu cho thơ ca. Chúng ta đã từng nghe tiếng sóng mênh mamg trong tiềm thức của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu. Và đến mãi tận bây giờ chúng ta như vẫn nghe được tiếng sóng thảng thốt của Thúy Kiều dội về từ lầu Ngưng Bích “Ầm ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi”. Với cổ nhân, họ mới chỉ khai thác âm thanh của “tiếng sóng”, còn với Xuân Diệu, thì mọi người đã quá quen thuộc với ông hoàng của thơ tình. Vì thế, khi đọc bài thơ Biển, ta cảm nhận như nhà thơ đã khai thác đến cái bản chất cuối cùng của hiện tượng tự nhiên. Chàng thi sĩ đa tình ấy như muốn được tắm trong biển lớn với con sóng tình cuồng nhiệt và say mê.

 

Đầu tiên là sự thổ lộ:

 

Anh không xứng là biển xanh

 

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

 

Bờ cát dài phẳng lặng

 

Soi ánh nắng pha lê.

 

Vâng! Tuy anh không xứng đang làm dòng biển trong xanh nhưng trong lòng anh vẫn muốn em làm ‘bờ cát”, làm bóng mát, làm điểm tựa vĩnh cửu cho con sóng anh đi về. Em – bờ cát, là hai yếu tố đa cực. “Bờ cát” thủy chung, đằm thắm của tình em muôn đời vẫn trải lòng chờ đợi. Đôi khi sự dịu dàng, đằm thắm đó của “bờ em” cũng ngăn bớt những con sóng tình cuồng nhiệt:

 

Cũng có khi ào ạt

 

Như nghiến nát bờ em.

 

Còn anh, anh vẫn chỉ “khiêm nhường” nhỏ nhẹ làm một “con sóng biếc”. vì sóng anh vốn được tạo hóa cho đặc tính muôn đời, đó là sôi nổi và táo bạo:

 

Anh xin làm sóng biếc

 

Hôn mãi cát vàng em.

 

Và đôi khi còn tham lam, tiếc nuối:

 

Đã hôn rồi hôn lại

 

Cho đến mãi muôn đời

 

Đến tan cả đất trời

 

Anh mới thôi dào dạt.

 

Hình như con sóng ẩn dụ ấy đã chuyển tải hết sắc độ, lòng cuồng nhiệt của tình yêu “phái mạnh”. Nói đúng hơn, Xuân Diệu muốn ẩn mình trong con sóng kia để giãi bày một cách trọn vẹn “cái tôi” cuồng nhiệt của lòng mình. Ở đây, chủ thể trữ tình của Biển chủ động chiếm lĩnh ngôi thứ nhất của sóng lòng tuổi trẻ.

 

Để rồi, con sóng đa tình, táo bạo ấy muốn được “tung trắng xóa”, tan vào cõi vô cùng, tuyệt đích của tình yêu:

 

Để những khi bọt tung trắng xóa

 

Và gió về bay tỏa nơi nơi

 

Như hôn mãi ngàn năm không thỏa

 

Như yêu bờ lắm lắm em ơi.

 

Bốn câu thơ của “Biển” được khép lại nhưng hồn thơ lại mở ra những khát vọng mãnh liệt, muốn vươn tới cái tận cùng của tình yêu tuổi trẻ. Chúc cho những ai đã yêu, đang yêu và những ai đang tìm kiếm tình, yêu sớm tìm được bến đỗ của đời mình. Và hãy yêu chân thành, đằm thắm, say mê và mãnh liệt như chàng trai đa tình trong bài thơ “Biển” của Xuân Diệu.

 

                                                               Quảng Bình, vào thu 2013

 

                                                                                                                                                                                                Đinh Hữu Ngọc

 

 

Xem bài khác
  • Hướng dẫn ôn thi TNTHPT 2014 môn ngữ văn        (22-04-2014)
  • Nét tài hoa của nhà thơ Tố Hữu trong nghệ thuật sử dụng cặp đại từ xưng hô “ta” – “mình” ở bài thơ Việt Bắc.        (25-03-2014)
  • Dấu ấn văn hóa lễ hội trong thơ Nguyễn Duy        (13-02-2014)
  • Kí ức tuổi học trò        (17-11-2013)
  • Các bài mới đăng
  • Đọc lại truyện ngắn Mùa trái cóc ở Miền Nam của nhà văn Nguyễn Minh Châu với quan điểm nghệ thuật sau 1975        (29-12-2014)
  • Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo        (27-11-2014)
  • Cái hay trong bài thơ Biển của Xuân Diệu        (17-10-2014)
  • Hướng dẫn ôn thi TNTHPT 2014 môn ngữ văn        (22-04-2014)
  • Nét tài hoa của nhà thơ Tố Hữu trong nghệ thuật sử dụng cặp đại từ xưng hô “ta” – “mình” ở bài thơ Việt Bắc.        (25-03-2014)
  • Dấu ấn văn hóa lễ hội trong thơ Nguyễn Duy        (13-02-2014)
  • Kí ức tuổi học trò        (17-11-2013)
  • Vài điều về tình huống truyện ngắn trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu        (24-10-2013)
  • Nỗi niềm từ một tập văn        (25-08-2013)
  • Chương trình Truyền hình Quảng Bình về Hoàng Đăng Khoa        (09-05-2013)