Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >> Địa


Nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ ...
04-11-2011

 

 

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ VÀ TRANH ẢNH QUA

BỘ MÔN ĐỊA LÍ 10

 

 Ngày nay, sự phát triển nhanh và bùng nổ của khoa học công nghệ buộc ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới mục tiêu và phương pháp dạy học. Học vấn mà nhà trường trang bị theo thời gian rồi sẽ bị lạc hậu, vì vậy phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức của nhân loại. Đó là cơ sở để học sinh tiếp tục học suốt đời. Xã hội hiện đại đòi hỏi học sinh ra trường phải có năng lực chiếm lĩnh tri thức, sử dụng các tri thức một cách độc lập, khả năng đánh giá các sự kiện một cách thông minh sáng suốt khi gặp trong đời sống . Nhà trường phải định hướng phát triển năng lực nhận thức của học sinh, cung cấp cho học sinh các kỹ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này. Ở bộ môn địa lí 10 việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó viêc nâng cao hiệu quả sử dụng bản đồ tranh ảnh địa lí là vấn đề cần thiết để dạy cho học sinh cách tự học, giúp học sinh học năng động, sáng tạo, hứng thú và hiểu sâu kiến thức.

Vậy việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh địa lí theo tinh thần dạy học tích cực được tiến hành như thế nào? Trước hết giáo viên phải xác định mục đích của việc nâng cao sử dụng bản đồ, tranh ảnh địa lí nhằm hổ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của kiến thức. Tạo cho học sinh thói quen khai thác tìm tòi kiến thức một cách sáng tạo, hứng thú, rèn luyện kỹ năng thực hành. Sử dụng bản đồ, tranh ảnh địa lí góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học sinh khách quan và công bằng .

Để sử dụng tốt các bản đồ, tranh ảnh địa lý giáo viên cần phải có kế hoạch chuẩn bị trước theo yêu cầu sách giáo viên, giáo viên cần nghiên cứu kỹ trước xem tính năng tác dụng của bản đồ, tranh ảnh đối với bài dạy. Khi soạn bài giáo viên phải xây dựng hệ thống các câu hỏi, bài tập chuẩn xác, rõ ràng để học sinh làm việc với bản đồ, tranh ảnh nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Bản đồ, tranh ảnh phải đủ lớn và rõ ràng, vị trí đặt chúng phải làm sao để cả lớp dễ quan sát, hoặc nhóm học sinh dễ hoạt động. Giáo viên cần thường xuyên giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với bản đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng , phát triển tư duy.

Khi sử dụng bản đồ để dạy học, giáo viên cần chú trọng rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sử dụng bản đồ như:

. Học sinh biết cách xác định phương hướng, đo tính khoảng cách giữa và tỉ lệ bản đồ .

. Kỹ năng đọc, phân tích lát cắt địa hình.

. Kỹ năng quan sát, so sánh, kỹ năng xác định vị trí và mô tả các đối tượng địa lý dựa vào bản đồ.

. Kỹ năng xác lập mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã hội với nhau thông sự đối chiếu so sánh các bản đồ.

. Kỹ năng khai thác các biểu đồ: Biểu đồ khí hậu, biểu đồ dân số, biểu đồ một số ngành kinh tế …

      Khi hướng dẫn cho học sinh học, giáo viên cần định hướng cho học sinh dựa vào bản đồ kết hợp với kiến thức địa lí đã học vận dụng các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp) để phát hiện các mối quan hệ địa lí không thể hiện trực tiếp trên bản đồ nhằm giải thích sự phân bố hay đặc điểm các đối tượng địa lí.

     Nếu lớp học sinh kỹ năng còn yếu thì việc học bản đồ thường mất nhiều thời gian nên giáo viên phải biết lựa chọn, sử dụng bản đồ đúng lúc, đúng chổ và linh hoạt nhằm mang lại hiệu qủa cao trong dạy học .

      Khi sử dụng tranh ảnh địa lí giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả, tường thuật, kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá. Giáo viên phải hướng cho học sinh chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lí được thể hiện trên tranh ảnh.

Tóm lại : Dạy học địa lí lớp 10 là một qui trình kỹ thuật mang tính nghệ thuật. Nghề dạy học đòi hỏi người dạy phải tận tâm và luôn sáng tạo. Nếu giáo viên chỉ coi bản đồ, tranh ảnh địa lý như là phương tiện minh họa cho bài dạy thì hiệu quả dạy học kém. Việc sử dụng bản đồ và tranh ảnh địa lí chỉ thực sự phát huy hiệu quả cao khi chúng trở thành phương tiện học thường xuyên ở các tiết học của học sinh.

                 

 

Quảng Trạch , ngày 1 tháng 11 năm 2011

 

GV: Trần Thị Thương

Xem bài khác
  • Ứng dụng công nghệ thông tin vào môn địa lý        (09-10-2011)
  • GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ        (21-05-2011)
  • SƠ ĐỒ ÔN TẬP ĐỊA LÝ        (23-04-2011)
  • MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC...        (12-03-2011)
  • Các bài mới đăng
  • Lòng đất nước ta        (23-11-2014)
  • Tích hợp kiến thức địa lý Quảng Bình vào bài giảng lớp 10        (05-11-2014)
  • Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lý tại trường THPT        (25-03-2014)
  • Các biện pháp để tăng cường liên hệ thực tế trong dạy học địa lý THPT đạt hiệu quả        (19-12-2013)
  • Bão nhiệt đới        (14-11-2013)
  • Sử dụng kênh truyền hình trong dạy học địa lý 12        (26-10-2013)
  • Kinh nghiệm trong dạy kỹ năng sống cho học sinh qua bộ môn địa lý 11        (21-10-2013)
  • Câu chuyện nhỏ của tôi        (23-11-2012)
  • Một vài suy nghĩ về công tác chủ nhiệm lớp        (02-11-2012)
  • Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt        (26-10-2012)