Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >> Địa


Lòng đất nước ta
23-11-2014

 LÒNG ĐẤT NƯỚC TA

        Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản với hàng chục loại khoáng sản khác nhau. Trong bài viết này xin đề cập một kim loại quý đó là “Sắt”.

       Ở nước ta theo truyền thuyết Thánh Gióng cha ông ta đã biết dùng Sắt từ thời các vua Hùng.Nhiều nơi có quặng Sắt đã được biết và đặt tên như Mỏ Sắt ở Cao bằng,làng Lếch ở Yên Bái.Ở Mỏ Sắt xưa kia đã có lò thủ công đúc chảo,lưỡi cày bằng gang.

       Quặng Sắt ở Thái Nguyên chủ yếu là Limonit và Manhetit lấy ở các mỏ Linh Nham,Trại cau,Tiến Bộ . Trữ lượng quặng không lớn chỉ đủ cung cấp thời gian đầu quặng sắt cho khu công nghiệp Thái Nguyên.

        Mỏ sát thứ hai có trữ lượng lớn hơn là mỏ Quý Xá nằm ở phía bờ phải sông Hồng,cách ga Bảo Hà 12 km.Quặng ở đây là quặng sắt nâu.Mỏ Tòng Bá ở đông bắc thị xã Hà Giang.Mỏ có những vỉa manhetit và Hetatit dày 3-4 m nằm giữa các đá trầm tích núi lửa có tuổi Đề Vôn trên lưng chừng núi cao.

       Các kỹ sư địa chất Việt Nam dung phương pháp thăm dò địa Vật lý đã phát hiện mỏ Sắt nằm ẩn dưới các bãi cát và cồn cát ở Thạch Khê ven biển Hà Tỉnh.Quặng săt ở đây chủ yếu là quặng sắt từ tính:Manhetit.

       Các mỏ sắt ở Cao Lạng-Thanh Hóa có quy mô nhỏ về trữ lượng nhưng quặng là loại Manhetit khá tốt.Ở Thừa Thiên Huế có mỏ sắt Lăng Cô quặng khá giàu nhưng chưa đánh giá được trữ lượng.Ở vùng Ba Tơ –Mộ Đức Quảng Ngãi và Bình Định có mỏ sắt Hematit.

       Tuy trữ lượng quặng sắt ở nước ta không nhiều nhưng chất lượng tốt.Đó là nguồn nguyên liệu quan trọng để chế ra nhiều loại thép như thép Crom,thép Kền,thép nhôm,thép titan,thép vonfram.Sát là nguồn tài nguyên quý giá của Quốc gia để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.Vì vậy,cần phải khai thác hợp lý,sử dụng một cách tiết kiệm nhằm phục vụ lợi ích lâu dài của đất nước.

                                                     Ba Đồn,ngày 22 tháng 11 năm 2014

                                                       Người viết: Phan Đình Phương

                                                                           Tổ địa lý

                                                          Trường THPT Lương Thế Vinh

 

Xem bài khác
  • Tích hợp kiến thức địa lý Quảng Bình vào bài giảng lớp 10        (05-11-2014)
  • Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lý tại trường THPT        (25-03-2014)
  • Các biện pháp để tăng cường liên hệ thực tế trong dạy học địa lý THPT đạt hiệu quả        (19-12-2013)
  • Bão nhiệt đới        (14-11-2013)
  • Các bài mới đăng
  • Lòng đất nước ta        (23-11-2014)
  • Tích hợp kiến thức địa lý Quảng Bình vào bài giảng lớp 10        (05-11-2014)
  • Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lý tại trường THPT        (25-03-2014)
  • Các biện pháp để tăng cường liên hệ thực tế trong dạy học địa lý THPT đạt hiệu quả        (19-12-2013)
  • Bão nhiệt đới        (14-11-2013)
  • Sử dụng kênh truyền hình trong dạy học địa lý 12        (26-10-2013)
  • Kinh nghiệm trong dạy kỹ năng sống cho học sinh qua bộ môn địa lý 11        (21-10-2013)
  • Câu chuyện nhỏ của tôi        (23-11-2012)
  • Một vài suy nghĩ về công tác chủ nhiệm lớp        (02-11-2012)
  • Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt        (26-10-2012)