Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >> Địa


GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÝ
21-05-2011

I. MỞ ĐẦU

Hiện nay không ai trong chúng ta là không biết đến những biến đổi to lớn của môi trường đã và đang gây ra những hậu quả nguy hại và đe dọa đến sự sống của con người. Những biến đổi này là hậu quả bởi những tác động của con người trong quá trình tồn tại và phát triển xã hội gây ra. Tác động đó của con người bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi xã hội. Và không chỉ thông qua các hoạt động kinh tế  mà còn thông qua các hoạt động văn hóa, xã hội, du lịc, vui chơi giải trí... vì vậy giáo dục môi trường (GDMT) cũng cần phải được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, tất cả mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề đặc biệt là đối tượng học sinh trong trường học. Học sinh trong trường học là đối tượng phù hợp nhất của xã hội để GDMT vì các em đang trong quá trình phát triển thái độ, nhận thức và hành vi.

Trong các môn học, Địa lý là môn học được coi là có nhiều cơ hội để GDMT vì nội dung môn học liên quan chặt chẻ đến môi trường thể hiện được các mối quan hệ địa lý cơ bản như: Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự nhiên với con người, giữa tự nhiên với kinh tế và giữa tự nhiên, kinh tế với con người.

Khi khai thác để GDMT cần phải thể hiện một cách tự nhiên không gò bó, gượng ép và không ảnh hưởng đến thời gian, lượng kiến thức trọng tâm cũng như chương trình môn học.

 

II. NỘI DUNG

 

Trong chương trình Địa lý THPT cả ba khối lớp đều có thể lồng ghép kiến thức về môi trường và GDMT thông qua các bài học trên lớp vì thời lượng có hạn nên chúng tôi chỉ trọng vào vấn đề GDMT cho học sinh khối 10.

Một trong những mục tiêu cần đạt là giáo dục học sinh có lòng yêu thiên nhiên có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. Nhận thức rỏ và hiểu đúng những vấn đề đang diễn ra trên thế giới như: Dân số, tự nhiên, môi trường cũng như những tác động của nó đến kinh tế xã hội.

Phương pháp GDMT cũng khá đa dạng có thể vận dụng như phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp trực quan, phương mô tả hoặc trích dẫn tài liệu, phương pháp ra bài tập để học sinh vận dụng. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên tùy theo đặc trưng của mỗi bài để có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp cũng có thể kết hợp hài hòa giữa các phương pháp để có hiệu quả giáo dục cao nhất.

Sau đây chúng tôi sẽ trình bày các phương pháp và hình thức GDMT cho từng bài học cụ thể:

 

Bài 17: Khái niện đất và thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành đất

 

Trong bài này, khi dạy mục II "Các nhân tố hình thành đất", ở mục 6 - Nhân  tố con người, giáo viên có thể lồng ghép GDMT bằng hệ thống câu hỏi gợi mở.

Câu 1: Thông qua các hoạt động kinh tế và đời sống sinh hoạt, con người đã tác động như thế nào đến quá trình hình thành đất

Học sinh có thể trả lời: Làm gián đoạn hoặc thay đổi hướng phát triển của đất

Câu 2: Em hãy kể một vài hoạt động của con người gây ảnh hưởng đến sự phát triển và thay đổi tính chất của đất.

Học sinh lấy ví dụ: Đốt rừng làm nương rẫy, chặt phá rừng, sử dụng phân hóa học quá mức trong sản xuất nông nghiệp.

 

Bài 24: Sự phân bố dân cư, các hình thái quần cư và đô thị hóa

 

Trong mục III - Đô thị hóa, sau khi nêu các đặc điểm về quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của qua trình đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo viên có thể cho học sinh liên hệ về ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến môi trường thông qua hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Quá trình đô thị hóa sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

Học sinh có thể trả lời: Làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng

Câu 2: Em hãy lấy ví dụ cụ thể để chứng minh quá trình đô thị hóa đã và đang làm cho môi trường trên Thế giới bị ô nhiễm?

Học sinh có thể lấy ví dụ:

+ Rác thải từ các khu chung cư

+ Khói bị từ các nhà máy, xí nghiệp và các phương tiện vận tải đông đúc ở các đô thị ...

Câu 3: Làm thế nào để khăc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị?

Học sinh dễ dàng trả lời:

+ Vệ sinh sạch sẽ ở mọi ngõ ngách, các đường phố

+ Có bị pháp xử lý rác thải và chất thải trước khi đổ ra môi trường

+ Kiểm soát chặt chẻ việc nhập cư vào các đô thị...

Qua bài này giáo viên có thể giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường ở xung quanh mình, trong gia đình, trong trường học và trong địa phương.

 

Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

 

Đây là một bài chứa đựng kiến thức về môi trường cho nên việc GDMT thông qua bài này được tiến hành dễ dàng hơn và thời lượng nhiều hơn so với các bài khác. Trong bài này cả ba mục I, II và III đều có thể tiến hành lồng ghép các kiến thức về môi trường.

Ở mục I, sau khi giáo viên cho học sinh phân biệt các loại môi trường như môi trường địa lý - môi trường sống, môi trường tự nhiên - môi trường nhân tạo, giáo viên có thể đặt vấn đề:

Câu 1: Con người có vai trò như thế nào trong sinh quyển?

Học sinh có thể trả lời: Con người là trung tâm của sinh quyển và có tác động sâu sắc đến tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên.

Câu 2: Em hãy lấy một số ví dụ về sự tác động của con người đến môi trường?

Học sinh lấy ví dụ:

+ Hiện nay rừng nguyên sinh trên trái đất hầu như không còn do tác động của con người.

+ Con người làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm

+ Con người tạo ra các môi trường nhân tạo phục vụ nhu cầu của con người.

Mục III Tài nguyên thiên nhiên

Sau khi giáo viên cho học sinh phân loại tài nguyên, giáo viên có thể đặt vấn đề:

Câu 3: Theo em tài nguyên nào là tài nguyên có thể bị hao kiệt?

Học sinh: Đất, sinh vật, khoáng sản...

Câu 4: Em hãy chỉ ra những dấu hiệu suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật nếu bị khai thác không hợp lý và khai thác quá mức?

Học sinh lấy ví dụ: Đất bị bạc màu, xói mòn, hoang mạc hóa, sinh vật bị tuyệt chủng...

Câu 5: Muốn bảo vệ tài nguyên khỏi bị hao kiệt thì chúng ta cần phải làm gì?

Học sinh:

 - Bảo vệ và trồng rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn.

 - Nghiêm cấm việc chặt phá rừng và săn bắt động vật.

 - Có biện pháp cải tạo đất xấu.

 

III. KẾT LUẬN

 

GDMT thông qua môn Địa lý là một việc làm thiết thức và có ý nghĩa. Nó không chỉ giúp học sinh xác lập được mối quan hệ giữa tự nhiên với phát triển kinh tế, giữa tự nhiên với con người và giữa tự nhiên, kinh tế với con người mà còn giáo dục được cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên ở xung quanh.

Qua một năm giảng dạy chương trình phân ban Địa lý 10, tôi đã áp dung việc GDMT thông qua các bài giảng trên lớp khá thành công. Vấn đề môi trường là vấn đề khá nhạy cảm đối với học sinh do vậy các em học và nghiên cứu một cách thích thú. Có nhiều bài do có sự tranh luận về vấn đề môi trường hay các em được xem trực tiếp các hình ảnh về ô nhiễm môi trường hoặc tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá mà lớp dường như trở nên sôi nổi hơn. Các em có nhiều kiến thức về môi trường khá rộng và nhiều em tỏ ra am hiểu rất sâu sắc về các vấn đề môi trường trên thế giới hiện nay.

Khi tiến hành lồng ghép GDMT, tôi thấy kết quả đạt được khá tốt, đặc biệt là các em đã có ý thức bảo vệ môi trường, ví dụ: khi vào lớp học thấy lớp bẩn, tôi có đặt vấn đề là hôm trước các em đã được học về ý thức bảo vệ môi trường xung quanh như thế nào? Lập tức các em tự động nhặt rác lên và làm vệ sinh chỗ ngồi xung quanh mình.

Việc lông ghép GDMT vào các bài học trên lớp cũng có thể gây nhiều khó khăn cho giáo viên: Sợ ảnh hưởng đến trọng tâm bài học, đến thời lượng và khó khăn trong việc thu thập các tài liệu, tranh ảnh...Do vậy nhiêu giáo viên có tâm lý ngại áp dụng. Muốn đạt được hiệu quả cao, người giáo viên cần phải có ý thức mình không chỉ là một giáo viên mà còn là một nhà GDMT để từ đó có ý thức tìm hiểu các kiến thức về môi trường, nắm vững các phương pháp GDMT và đặc biệt là có tâm huyết, long say mê và tình yêu đối với nó.

Qua dề tài này, tôi cũng mong muốn việc GDMT thông qua môn học đặc biệt là bộ môn Địa lý được tiến hành phổ biến hơn và nó được xem là nhiệm vụ và trách nhiêm của mỗi người giáo viên.

 
                                                        Nguyễn Thế Ngọc
                                                              Tổ: Địa lý

Xem bài khác
  • SƠ ĐỒ ÔN TẬP ĐỊA LÝ        (23-04-2011)
  • MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC...        (12-03-2011)
  • MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ        (10-11-2009)
  • Lưu ý khi dạy địa lý tự nhiên...        (24-03-2009)
  • Các bài mới đăng
  • Lòng đất nước ta        (23-11-2014)
  • Tích hợp kiến thức địa lý Quảng Bình vào bài giảng lớp 10        (05-11-2014)
  • Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lý tại trường THPT        (25-03-2014)
  • Các biện pháp để tăng cường liên hệ thực tế trong dạy học địa lý THPT đạt hiệu quả        (19-12-2013)
  • Bão nhiệt đới        (14-11-2013)
  • Sử dụng kênh truyền hình trong dạy học địa lý 12        (26-10-2013)
  • Kinh nghiệm trong dạy kỹ năng sống cho học sinh qua bộ môn địa lý 11        (21-10-2013)
  • Câu chuyện nhỏ của tôi        (23-11-2012)
  • Một vài suy nghĩ về công tác chủ nhiệm lớp        (02-11-2012)
  • Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt        (26-10-2012)