Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >> Địa


Tích hợp kiến thức địa lý Quảng Bình vào bài giảng lớp 10
05-11-2014

TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÝ QUẢNG BÌNH VÀO BÀI GIẢNG LỚP 10 GÓP PHẦN BỒI DƯỠNG CHO HỌC SINH TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC

Một nhà văn Nga đã nói: tình yêu quê hương đất nước phải được bắt nguồn từ tình yêu đối với sự vật, hiện tượng gần gũi, thân quen nơi xóm, làng của mình và chúng ta chỉ thực sự yêu chúng khi hiểu biết sâu sắc về chúng. Địa lý là môn học có nhiều thuận lợi về giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trong đó các kiến thức địa lý địa phương có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì thế, việc giảng dạy địa lý địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Kiến thức địa lý địa phương có liên quan nhiều đến chương trình địa lý đại cương ở địa lý lớp 10. Hệ thống kiến thức Địa lý lớp 10 chủ yếu là các khái niệm, các quy luật địa lý, các mối quan hệ nhân quả nhưng nhiều nhất là các khái niệm chung. Kiến thức địa lý Quảng Bình là tài liệu sống động để nắm những kiến thức địa lý cơ bản đó.

Khi giảng bài có sự tích hợp kiến thức địa phương sẽ mang tính thuyết phục và thu hút sự chú ý của học sinh, góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.

Ví dụ:

- Khi giảng dạy bài: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành du lịch Quảng Bình.

Kiến thức địa lý địa phương cần tích hợp: Quảng Bình có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch:

+ Du lịch hang động: Động Phong Nha, Động Thiên Đường, Hang Sơn Đoong..

+ Du lịch tâm linh: Núi Thần Đinh, Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh, Hang Tám cô...

+ Du lịch sinh thái: Suối Bang, hệ thống Sông Gianh...

- Bài: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

Kiến thức địa lý địa phương cần tích hợp:  Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, Cụm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Tiến Hóa, Văn Hóa, Khu Kinh tế Hòn La...

-         Bài môi trường và sự phát triển bền vững:

Kiến thức địa lý địa phương cần tích hợp: Mô hình trồng cây dương liễu chắn cát của mẹ Nghèng, trồng đước ở hai bên bờ sông Gianh...

Có thể nói rằng, việc tích hợp các kiến thức địa lý địa phương vào trong giảng dạy các bài mang tính đại cương, khái quát với nhiều khái niệm như ở chương trình lớp 10 sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, gắn lý thuyết với tình hình thực tế tại địa phương, giúp học sinh vừa có kiến thức cơ bản lý thuyết, vừa có những kiến thức về quê hương, về những địa phương xung quanh mình. Quá trình tích hợp đòi hỏi ở mỗi giáo viên sự tích cực, chịu khó tìm hiểu nghiên cứu, vừa có những trải nghiệm về đời sống ở địa phương.

                                                          Nguyễn Thị Bình - Tổ Địa lý.

 

 

 

Xem bài khác
  • Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lý tại trường THPT        (25-03-2014)
  • Các biện pháp để tăng cường liên hệ thực tế trong dạy học địa lý THPT đạt hiệu quả        (19-12-2013)
  • Bão nhiệt đới        (14-11-2013)
  • Sử dụng kênh truyền hình trong dạy học địa lý 12        (26-10-2013)
  • Các bài mới đăng
  • Lòng đất nước ta        (23-11-2014)
  • Tích hợp kiến thức địa lý Quảng Bình vào bài giảng lớp 10        (05-11-2014)
  • Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lý tại trường THPT        (25-03-2014)
  • Các biện pháp để tăng cường liên hệ thực tế trong dạy học địa lý THPT đạt hiệu quả        (19-12-2013)
  • Bão nhiệt đới        (14-11-2013)
  • Sử dụng kênh truyền hình trong dạy học địa lý 12        (26-10-2013)
  • Kinh nghiệm trong dạy kỹ năng sống cho học sinh qua bộ môn địa lý 11        (21-10-2013)
  • Câu chuyện nhỏ của tôi        (23-11-2012)
  • Một vài suy nghĩ về công tác chủ nhiệm lớp        (02-11-2012)
  • Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt        (26-10-2012)