Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >> Địa


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC...
12-03-2011

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ

 MÔI TRƯỜNG QUA MÔN ĐỊA LÍ

 

     Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống của mỗi con người. Tuy nhiên, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người. Vì thế bảo vệ môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu. Ở nước ta, BVMT cũng đang được quan tâm sâu sắc.Để hướng tới ngày đại lễ 50 năm thành lập trường, trường THPT số I Quảng Trạch càng quyết tâm xây dựng một nhà trường xanh - sạch - đẹp.Chính vì thế, giáo dục ý thức môi trường cho học sinh đang là điều trăn trở của các thầy cô trong hội đồng sư phạm nhà trường nói chung và các thầy cô tổ địa lí nói riêng.

Các nhà khoa học đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.

Giáo dục BVMT là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất, có tính bền vững nhất trong các biện pháp BVMT và phát triển bền vững đất nước.Cái đích của giáo dục BVMT  không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT mà quan trọng là có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được bắt đầu ngay khi các em còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường.

Địa lí là một môn học gắn liền với các yếu tố tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội toàn cầu, các nước và vùng lãnh thổ.Vì vậy, trong dạy học môn địa lí có nhiều cơ hội để tích hợp giáo dục BVMT.

Vậy, phải làm gì để giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh qua môn địa lí?

Thứ nhất, trong tiết học lí thuyết : cần sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp đàm thoại gợi mở:

Giáo viên có thể áp dụng các cách sau:

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Đặt một hệ thống câu hỏi, sau đó yêu cầu học sinh (nhóm học sinh) trả lời

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Đưa ra một câu hỏi chính kèm theo những câu hỏi gợi ý nhằm tạo nên những cuộc tranh luận

-  Phương pháp trực quan

* Phương pháp sử dụng bản đồ: là phương pháp đặc trưng của môn địa lí. Các câu hỏi gắn với bản đồ thường có dạng: Ở đâu? Tại sao ở đó?chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào?....Từ đó học sinh có thể tiếp thu những kiến thức mới, trong đó có những kiến thức BVMT.

* Phương  pháp sử dụng tranh ảnh, băng hình:Ngày nay, giáo án điện tử ngày càng được phổ biến rộng rãi thì tranh ảnh, băng hình cũng được sử dụng phổ biến hơn trong quá trình dạy học.Các tranh ảnh, băng hình liên quan đến giáo dục BVMT  sẽ tác động mạnh đến tâm tư tình cảm, hình thành thái độ đúng cho học sinh  trước những hành vi gây tổn hại hoặc cải tạo môi trường. Từ việc quan sát tranh ảnh, băng hình học sinh sẽ mô tả được sự vật, hiện tượng, nêu nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện tượng và yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về nội dung tranh ảnh, băng hình.

- Phương pháp giải quyết vấn đề:

Giáo viên cần tạo ra các tình huống có vấn đề giúp học sinh nhận thức, giải quyết các tình huống đó. Giáo viên có thể thực hiện theo các cách sau:- Đưa ra một tình huống nghịch lí đòi hỏi phải giải thích

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Đưa ra một tình huống khó khăn, bế tắc.

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Đưa ra một tình huống lựa chọn

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Đưa ra một tình huống nhân quả

Thứ hai, trong tiết thực hành:

Để thực hiện mục tiêu tích hợp giáo dục BVMT vào bài thực hành của môn địa lí, Giáo viên cần chú ý:

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Kiểm tra và ôn lại kiến thức liên quan đến bài thực hành,trong đó có kiến thức về môi trường, BVMT.

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Hướng dẫn học sinh các bước vận dụng tri thức vào thực tế

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]--> Cho học sinh  làm việc cá nhân, nhóm, thường xuyên cho học sinh liên hệ với thực tế địa phương, đất nước, tận dụng kinh nghiệm thực tếcủa bản thân học sinh.

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Cần dành thời gian cho học sinh trình bày kết quả làm việc trong tiết thực hành.

Thứ ba, trong các hoạt động ngoại khoá

Trong quá trình dạy địa lí, giáo viên có thể tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa đối với nội dung giáo dục BVMT.Đây là một hoạt động tự nguyện, tập hợp những học sinh có hứng thú với bộ môn nhằm mở rộng và bổ sung những tri thức địa lí trong chương trình chính khóa nói chung và kiến thức về môt trường nói riêng.Một số hoạt động cụ thể:

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Tổ chức câu lạc bộ: Giáo viên giúp học sinh xây dựng câu lạc bộ, tư vấn, giám sát hoạt động của họa sinh.Nên tổ chức theo khối lớp, lên lịch hoạt động cụ thể

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Tổ chức liên hoan văn nghệ, diễn tiểu phẩm với nội dung liên quan đến môi trường.

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Tổ chức triển lãm về môi trường, BVMT với những tư liệu, hiện vật học sinh thu thập được theo chủ đề cụ thể.

<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Tổ chức tham quan, cắm trại tìm hiểu về sự đa dạng sinh học của một khu vực, tìm hiểu về tác động của hoạt động công nghiệp tới môi trường địa phương....

Khi tổ chức hoạt động ngoại khóa,giáo viên địa lí nên phối hợp với nhà trường, đoàn trường và các giáo viên khác để đạt được kết quả tối đa.

Giáo dục BVMT là một hoạt động giáo dục liên ngành, liên môn. Ở đây chỉ đề cập tới một số phương pháp tương đối đặc trưng của bộ môn địa lí để thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường.Từ những gợi ý trên, hi vọng các thầy cô giáo tổ địa lí có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể  nhằm tích hợp giáo dục mội trường một cách hiệu quả nhất trong quá trình giảng dạy môn địa lí tại trường THPT

 

G/V:Phạm Thanh Hoa

 

 

Xem bài khác
  • MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ        (10-11-2009)
  • Lưu ý khi dạy địa lý tự nhiên...        (24-03-2009)
  • Kiến thức gợi ý khi dạy bài địa lý địa phương QB        (16-03-2009)
  • Phương pháp giải quyết các bài thực hành địa lý 11        (14-02-2009)
  • Các bài mới đăng
  • Lòng đất nước ta        (23-11-2014)
  • Tích hợp kiến thức địa lý Quảng Bình vào bài giảng lớp 10        (05-11-2014)
  • Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lý tại trường THPT        (25-03-2014)
  • Các biện pháp để tăng cường liên hệ thực tế trong dạy học địa lý THPT đạt hiệu quả        (19-12-2013)
  • Bão nhiệt đới        (14-11-2013)
  • Sử dụng kênh truyền hình trong dạy học địa lý 12        (26-10-2013)
  • Kinh nghiệm trong dạy kỹ năng sống cho học sinh qua bộ môn địa lý 11        (21-10-2013)
  • Câu chuyện nhỏ của tôi        (23-11-2012)
  • Một vài suy nghĩ về công tác chủ nhiệm lớp        (02-11-2012)
  • Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt        (26-10-2012)