Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >> Văn


HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
28-10-2009


HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

GÓP PHẦN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO

VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

 

(Hoàng Đình Bường – Hiệu trường trường THPT số 1 Quảng Trạch )

 

            Tại thời điểm này, cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” không còn dừng lại ở mức độ quán triệt, tuyên truyền mà hướng tới tổ chức thực hiện làm theo gương Bác. Trên tinh thần đó, cuộc vận động “ Hai không” của ngành GD&ĐT cũng đang bước vào giai đoạn 2 với 4 nội dung trong đó có vấn đề đạo đức nhà giáo.

            Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Học đi đôi với hành” . Hành đánh giá kết quả quá trình học. Học hành sẽ làm chuyển biến chất lượng công việc cụ thể mà mình đảm nhận. Như vậy  Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ góp phần nâng cao đạo đức nhà giáo và chất lượng giáo dục là điều cần khẳng định, không bàn thêm nữa.

            Trong cơn lốc kinh tế thị trường ở thời kỳ hội nhập, đạo đức cách mạng , đạo đức truyền thống ở một bộ phận đảng viên, cán bộ nhân viên nhà nước có sự sa sút, xói mòn trong đó có ngành GD&ĐT . Chúng ta không băn khoăn trước việc Bộ GD&ĐT đưa đạo đức nhà giáo vào trong 4 nội dung cuộc vận động “ hai không” ở giai đoạn 2. Đạo đức nhà giáo chưa hẳn đã sa sút nhiều như ở một số ngành khác nhưng vì tính chất nghề nghiệp “ Trồng người nên việc tu dưỡng, rèn luyện phải được đặt ra thường xuyên. Cần gắn liền lời dạy của Bác với những yêu cầu cụ thể trong công việc hằng ngày của mình để phấn đấu trở thành một nhà giáo vừa hồng vừa chuyên. Làm được như vậy rõ ràng đạo đức nhà giáo đã được nâng cao, theo đó chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ được cải thiện.

            Trong khuôn khổ một bài viết ngắn cho tập san 20-11, tôi xin lấy một ví dụ rất gần gủi để minh họa. Đó là thực hiện lời dạy của Bác: Cần, Kiệm, Liêm, chính, Chí công, vô tư. Đây là một nội dung lý luận có gốc Hán, đọc theo tiếng trung Quốc hiện đại được La-tinh hóa là: Qín jian zhèng zhì gong wú si. Nó không thuần Việt nhưng có nội dung rất sát thực với yêu cầu giáo dục cán bộ đảng viên nên Bác đã chon để giáo huấn. Về đại thể, ai cũng hiểu được nội dung cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư nhưng theo tôi cũng cần nói rõ thêm một chút bằng phép chiết tự để hiểu thấu đáo, thực hiện tốt hơn.

            Cần: Cần cù, chăm chỉ, siêng năng.

            Kiệm: Tiết kiệm, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

            Liêm: Liêm khiết, không tham lam, vị kỷ.

            Chí: Mẫu mực, làm đến nơi đến chốn.

            Công: Việc chung, việc tập thể.

            Vô: Không .

            Tư: Riêng mình.

 

            Hiểu rõ, hiểu sâu lời dạy của bác là để làm đúng, làm hay, làm có hiệu quả. Vậy nhà giáo chúng ta phải làm gì để thiết thực thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngành GD&ĐT . Theo tôi có thể nêu lên một số yêu  cầu cụ thể sau đây làm tiêu chí  thực hiện Cần , kiệm, Liêm, chính, chí, công, vô tư.

1.      Tận tụy, siêng năng, chăm lo nghề nghiệp, tự học, tự rèn, kể cả “ lấy cần cù bù thông minh” để vượt lên chính mình.

2.      Quán triệt tinh thần tiết kiệm là quốc sách, biết quý trọng cơ sở vật chất, thiết bị. Khai thác, sử dụng tối đa thời gian và phương tiện dạy học cho phép.

3.      Giữ vững bản lĩnh nhà giáo, thẳng thắn, trung thực trong hoạt động GD&ĐT . Biết đấu tranh bảo vệ lẽ phải, tẩy trừ sai trái, tiêu cực. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “ Hai không”.

4.      Mẫu mực, có trách nhiệm cao trong công việc như soạn bài, lên lớp, chấm chữa, đánh giá, phụ đạo  bồi dưỡng, dạy thêm, học thêm.

5.      Tích cực sáng tạo, tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với thực tế tình hình nhà trường và theo xu thế hội nhập hiện đại. Phấn đấu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua..

6.      Chống tư tưởng vị kỷ cá nhân, bon chen, chạy theo kinh tế quên hết lương tâm nghề nghiệp chân chính của nhà giáo.

7.      Xây dựng kế hoạch phấn đấu, rèn luyện thành nhà giáo mẫu mực, ưu tú, làm tấm gương sáng cho đồng nghiệp và học sinh noi theo.

Thực hiện  đủ và đúng 7  nội dung trên đây tức là làm theo lời Bác dạy. Đó là đạo đức  là nhân cách nhà giáo, đồng thời sẽ chuyển hóa qua chất lượng giáo dục . Như vậy cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư không còn là lý luận, giáo huấn suông mà đi vào cuộc sống, thấm sâu trong từng người, để rồi tự mình thường xuyên phấn đấu, rèn luyện không  ngơi nghỉ, thỏa mãn.

Nghề dạy học có những vùng miền nhạy cảm đòi hỏi nhà giáo phải tự giác, phải có đạo đức nhân cách  thực sự. Có thể có nhiều người đạt danh hiệu nọ, phần thưởng kia, nhưng chưa hẳn đã đạt được những chuẩn mực về cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư. Họ không xứng đáng với vị trí là một “ Kỷ sư tâm hồn”. Đạo đức, nhân cách không ổn, chắc chắn chuyên môn nghiệp cũng có vấn đề. Như vậy  Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vừa nâng cao đạo đức nhà giáo vừa góp phần giải quyết bài toán chất lượng giáo dục hiện nay.

Bước vào năm học 2009-2010, song song với việc quán triệt, triển khai nhiệm vụ năm học, các cơ sở GD&ĐT đang tổ chức hai cuộc vận động nói trên bằng những việc làm cụ thể sát thực. Không phô trương rầm rộ  nhưng tất cả các trường học đều có một sự chuyển mình theo tinh thần chỉ đạo của ngành. Thực hiện cuộc vận động “ Hai không” và làm theo lời bác dạy không phải là việc quá khó nhưng không có nhiệt tình, tâm huyết thì không thể nào làm được. các nhà giáo với phẩm chất cao đẹp trong sáng của mình chắc chắn sẽ từng bước phấn đấu thực hiện có hiệu quả trên công việc cụ thể ở từng cơ sở giáo dục .

 

 

 

 


Xem bài khác
  • Suy nghĩ về phần đầu truyện ngắn ...        (18-03-2009)
  • Các bài mới đăng
  • Đọc lại truyện ngắn Mùa trái cóc ở Miền Nam của nhà văn Nguyễn Minh Châu với quan điểm nghệ thuật sau 1975        (29-12-2014)
  • Giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm Chí Phèo        (27-11-2014)
  • Cái hay trong bài thơ Biển của Xuân Diệu        (17-10-2014)
  • Hướng dẫn ôn thi TNTHPT 2014 môn ngữ văn        (22-04-2014)
  • Nét tài hoa của nhà thơ Tố Hữu trong nghệ thuật sử dụng cặp đại từ xưng hô “ta” – “mình” ở bài thơ Việt Bắc.        (25-03-2014)
  • Dấu ấn văn hóa lễ hội trong thơ Nguyễn Duy        (13-02-2014)
  • Kí ức tuổi học trò        (17-11-2013)
  • Vài điều về tình huống truyện ngắn trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu        (24-10-2013)
  • Nỗi niềm từ một tập văn        (25-08-2013)
  • Chương trình Truyền hình Quảng Bình về Hoàng Đăng Khoa        (09-05-2013)