Nguyễn
Minh Châu - nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học nước nhà và theo
Nguyên Ngọc thì ông xứng đáng với vị trí là” người mở đường tinh anh và tài năng” của văn
học ta thời kì đổi mới. Nhiều sáng tác của Nguyễn Minh Châu viết sau 1975 đã khẳng
định điều đó. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho
hướng tiếp cận dời sống từ góc độ thế sự của nhà văn. Phải chăng truyện là cái nhìn
sâu sắc về nghệ thuật, là bức thông điệp của Nguyễn Minh Châu đến với nhũng ai đang làm nghệ thuật nhất là lĩnh
vực sáng tác văn chương?
Với Nguyễn Minh Châu , nghệ thuật chân chính
là nghệ thuật gắn bó khăng khít với đời sống và phản ánh cuộc sống một cách chân
thực. Ông quan niệm ởngười nghệ sĩ cần có
sự hội tụ của nhiều phẩm chất nhưng cần thiết nhất vẫn là“ nièm hân hoan say mê”và
là “ nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc
của những người xung quanh mình”; nghĩa là: ở người nghệ sĩ phải có đủ niềm đam
mê sáng tạo nghệ thuật, tài năngnghệ thuật,
vừa phải có được tấm lòng nhân ái hướng về số phận con người.
Ngay từ đầu truyện, nếu tinh ý ta sẽ nhận ra ngay
ý đồ nghệ thuật Nguyễn Minh Châu muốn đề cập đến thông qua câu chuyện của Phùng
- một nghệ sĩ nhiếp ảnh -sung sướng , hoan
hỉvì trong một khoảnh khắc hiếm hoi và quí
giá, anh đã phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh. Đó là cảnh một chiếc
thuyền lưới vó xuất hiện dần trong bầu sương mờ trắng như sữa có pha chút hồng hồng
do mặt trời chiếu vào và vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng
trên chiếc mui khum khumdang hướng mặt vào
bờ ở một làng chài.Phùng nhưbị hút hồn trước cái cảnh “đắt” trời cho ấy. Anh
đã ví cảnh ấy như “ một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ” mà trước nó
anh cảm thấy “ hạnh phúc tràn ngập tâm hồn” và trở nên “bối rối” ,” trong trái tim
như có cái gì bóp thắt vào” . Để có được mộtbức ảnh - một tác phẩm nghệ thuật làm rung động lòng người mà người nghệ
sĩ nhiếp ảnh vừa mới thu được vào ống kính thì người nghệ sĩ không chỉ cóù sự rung cảm mãnh
liệt ,chân thành, sâu sắc mà còn phải thực sự đam mê cái đẹp và đam mê nghệ thuật.
Bức ảnh người nghệ sĩ nhiếp ảnh thu được vào ống kính chỉ vài nét giản đơn nhưng
toànbích.Trước bức tranh tĩnh vật tuỵệt
đẹp ấy, Phùng chợt nghĩ “ chẳng biết ai đó lần đầu phát hiện ra cái đẹp chính là
đạo đức?”. Phải chăng sau câu nói ấy là sự
ẩn chứa suy nghĩ sâu sắc của nhà văn và như là một gợi ý về mối quan hệ giữa nghệ
thuật và con người, cuộc đời. Nghệ thuật chân chính là phải biết hướng tới giá trị
đạo đức, hướng tới con người và vì con người.
Với
ngôn từ gợi hình, gợi cảm, ngay từ đầu truyện, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện rõ quan
niệm nghệ thuật của mình một cách khéo léo qua cảm xúc của nhân vật Phùng trước
cái đẹp và cuộc đời . Có lẽ cách vào truyện lãng mạn, nhẹ nhàng ấy sẽ làm nỗi bật
cái cảm giác dữ dội của hiện thực đau đớn tiếp theo trong câu chuyện
để làm sâu sắc thêm quan niệm văn chương của nhà văn.