Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học là công việc cần thiết trong hoạt động dạy học củagiáo viên.Giảng dạy bằng giáo án điện tử được coi là hình thức dạy học tiên tiến.
Bởi phương pháp dạy học này có khả năng lưu trữ, tích hợp kiến thức, đẩy mạnh
hoạt động giữa thầy và trò trong một tiết dạy cụ thể, đặc biệt trong bộ môn Ngữ
Văn giảng dạy trong nhà trường PT.
Thực tế cho thấy một giờ Đọc Văn, nếu
giáo viên có sự đầu tư:nội dung kiến thức,
phương pháp truyền thụ, biết cách khai thác ứng dụng CNTT hợp lí vào tiết dạy
thì hiệu quả giờ dạythực sự được nâng
cao. Một giờ dạy bằng giáo án điện tử sử dụng CNTT đúng liều lượng sẽ tạo hứng thú
rất nhiều cho học sinh. Do vậỵ, việc tiếp thu kiến thức đối với các em sẽ dễ
dàng và nhanh chóng hơn. Cùng một lúc, một lượng kiến thức và các hình ảnh trực
quanđược chuyển tải đến các em. Mỗi khi
nội dung bài giảng được minh hoạ bằng tranh ảnh, âm thanh qua máy chiếu tiết học
trở nênhấp dẫn, lôi cuốn, gây được hứng
thú cho học sinh học tập. Với giáo viên, việc giảng dạy bằng giáo án điện tử
giúp cho người dạy tiết kiệmđược thời
gian ghi bảng,treo bảng phụ minh hoạ
cho bài giảng. Sự giải phóng “đôi tay” và thời gian cho người dạy được sử dụng
vào việc khắc sâu kiến thức, mở rộng vấn đề, sự tương tác giữa thầy và trò diễn
ra nhiều hơn góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Đặc trưng của văn chương hấp dẫn người đọc
bởi tính hình tượng, tính gợi cảm, gợi hình. GìơĐọc Văn, giáo viên có nhiệm vụ làm cho học
sinh nghe được tiếng nói tình cảm của tác giả, từ nghe được đến cảm thông, đến
thấu hiểu những gìtác giả gửi gắm vào
câu chữ. Vì vậy, trong giờ dạy tác phẩm văn chương, người giáo viên phải tạo ra
được cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh: đó là niềm say mê, hứng thú,nhập thân vào giờ học. Nếu nhưgiáo viên khai thác và sử dụng CNTT không hợp
lí thì học sinh sẽ không còn khả năng cảm thụ vẻ đẹpcủa ngôn từvăn chươngqua tác phẩm.Người dạy lạm dụng qúa nhiều vào máy chiếu, “vật
lộn” với màn hình máy tính sẽ dẫn đến một tiết học xơ cứng, rời rạc: từ “đọc
chép” sang “nhìn chép”, không tạo được những rung động cho học sinh thì bài giảng
khó thành công. CNTT không phải là tất cả. Nó không thể thay thế được vai trò của
người thầy. Mỗi tác phẩm văn học, thông điệp văn chương vang vọng từ con chữbăng chính sự diễn giảng của người thầy.
Chính sự diễn giảng của thầy giáo sẽ gợi trí tưởng tượng, liên tưởng, óc sáng tạo
ở học sinh - con đườngđể thầy truyền chất
văn sang trò. Bởi vậy, nếu như thao tác trên được cụ thể hoábằng hình ảnh, đường nét trên màn hình
thìgiờ dạy khó đạt đến sự thành công. Mỗi
khi giáo viên cố sử dụng nhiều tranh ảnh minh hoạ, những hiệu ứng phô diễn kĩ năng
tin học thì rốt cuộc học sinh chỉ say mê việc xem ảnh, xem chữhơn là chú ý lĩnh hội nội dung bài giảng.Bởi vậy, khi giảng dạy tiết Đọc Văn bằng giáo
án điện tử, theo tôi:người giáo viên
nên cân nhắc,lựa chọn, xử lí
thông tin để đưa lên máy chiếu. Không nên đem tất cả nội
dung bài giảng lênmáy chiếu mà phải có
sự phối hợp hài hoà giữa phần ghi bảng – máy chiếu. Đặc biệt cần phân định
rạch ròi giữa nội dung bài giảng và phần ghi bảng học sinh cần ghi chép. Khi
trình chiếu các slide nên sử dụng các kiểu hiệu ứng bình thường
không gây “nhiễu” với học sinh, khiến cho học sinh không tập trung. Thời
gian trình chiếuphải đủ để học sinh ghi chép kiến thức
vào vở.
Dạy học nói chung, và dạy học Ngữ Văn
nói riêng là một công việc lí thú nhưng chẳng mấy dễ dàng. Thực tiễn cho thấy, đổi
mới phương pháp dạy học là tất yếu nhưng người giáo viên cần biết “chế biến” để
phù hợp với đặc trưng môn dạy của mình. Những giờ Đọc Văn bằng giáo án điện tử
sẽ thực sự là những bài học hấp dẫn, kích thích niềm say mê, sự sáng tạo , phát
huy năng lực cảm thụ văn chương của học sinh, thực sự là “mónăn ngon và bổ dưỡng” với cả thầy và trò nếu
người giáo viên biết cách khai thác và ứng dụng CNTT một cách hợp lí./.