Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >> Địa


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ
10-11-2009


VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 10 NHẰM XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN , GIÚP HỌC SINH HỌC ĐỊA LÝ HỨNG THÚ VÀ HIỆU QUẢ

 

********

I-                  ĐẶT VẤN ĐỀ:

 

Hiện nay , trong toàn ngành giáo dục nói chung và bộ môn địa lý nói riêng , việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề tất yếu . Đối với môn địa lý lớp 10 là chương trình đại cương vừa dài lại vừa khó, bởi vậy đặt ra cho giáo viên địa lý phải vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, nhằm xây dựng lớp học thân thiện, xâu chuỗi kiến thức theo trật tự lôgíc sao cho học sinh khỏi phải ghi nhớ sự kiện máy móc , bài tập hóa các kiến thức để các em thấy học địa lý cũng cần phải vận dụng, tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo và có hứng thú.

Bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp dạy học như sau :

 

II-      CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH HỌC MÔN ĐỊA LÝ 10 HỨNG THÚ VÀ CÓ HIỆU QUẢ :

 

1-     Trọng tâm hóa bài học giúp học sinh lập chuỗi logíc kiến thức:

Trong chương trình địa lý lớp 10 mỗi giáo viên phải xác định trọng tâm cơ bản của bài - đó ví như cái lõi của bài . Từ đó cho phép lược bớt phần phụ, đào sâu vào phần chính để có thời gian liên hệ thực tế, hoặc mềm hóa kiến thức bằng cách vận dụng văn học, lịch sử, ngạn ngữ… giúp bài học nhẹ nhàng, hứng thú.

Nếu xác định không đúng trọng tâm, ôm đồm nhiều kiến thức sẽ làm bài dạy loãng ra, dài dòng, nặng nề, khô cứng và kém hiệu quả. Để làm được như vậy thường giáo viên có kinh nghiệm dạy nhiều năm hoặc nghiên cứu kỹ bài soạn. Từ trọng tâm bài học sinh nắm các khái quát và từ đó đi vào chi tiết, giúp học sinh biết cách tư duy địa lý để nắm bài logíc và sâu sắc.

2-     Phương pháp dạy phải thường xuyên định hướng vào rèn luyện kỹ năng cho học sinh

Trong học môn địa lý lớp 10 có hai kỹ năng chính : kỹ năng lý luận và kỹ năng thực hành. Hai kỹ năng này giúp học sinh thấy học địa lý không còn là một bộ môn lý thuyết đơn thuần, ghi nhớ kiến thức máy móc nhàm chán. Vì vậy phương pháp dạy địa lý phải làm sao tạo các tình huống, bài tập hóa giúp học sinh có thói quen hình thành hai kỹ năng trên.

a)     Về hình thành kỹ năng lý luận:

Phương pháp dạy của giáo viên phải chú trọng thường xuyên vào nhiều tình huống bồi dưỡng lỹ năng lý luận thể hiện trong cách đặt câu hỏi trong thiết kế bài dạy. Phải tìm ra các câu hỏi đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, suy luận logíc, xác lập mối quan hệ nhân quả, biết khái quát, tổng hợp kiến thức bằng cách sử dụng các câu hỏi như : Tại sao? đánh giá? giải thích? so sánh? minh họa…

Trong kiểm tra đánh giá giáo viên cần đặt các câu hỏi tương tự - tức là các câu hỏi không chỉ tái hiện kiến thức sự kiện mà phải đào sâu kiến thức, bài tập hóa phần lý thuyết . Ví dụ câu hỏi kiểm tra 15 phút : Nêu đặc điểm cơ bản của ngành chăn nuôi? Chứng minh đặc điểm đó qua phân bố các ngành chăn nuôi?  ( Địa lý lớp 10)

b)     Về hình thành kỹ năng thực hành:

Trong giảng dạy địa lý lớp 10 để hình thành kỹ năng thực hành, giáo viên phải biết cách khai thác tối đa mọi tình huống, các bài tập để học sinh biết cách đọc và tìm kiến thức trên bản đồ, cách vẽ các loại biểu đồ, lập các bảng thống kê, nhận xét các bảng số liệu, cách so sánh, đánh giá. Từ đó các em biết cách khai thác, biểu đạt thông tin, chuyển đổi thông tin

Giáo viên cần dạy cho các em quy cách chung, các nguyên tắc chung, quy trình thực hiện để thực hiện các kỹ năng trên. Phương pháp dạy kỹ năng sẽ góp phần bài tập hóa bài học, giúp các em học bài theo cách hiểu và vận dụng sáng tạo chứ không phải ghi nhớ bài máy móc. Chính vì vậy trong dạy học địa lý 10, giáo viên phải biết huy động tối đa các bản đồ, át lát, số liệu, bảng thống kê…để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng học thực hành. Hình thành cho học sinh thói quen tích lũy kiến thức qua tìm tòi khai thác thông tin trên các phương tiện bản đồ, số liệu…

 

 

 

III-     LỜI KẾT:

 

Dạy học địa lý là một quy trình kỹ thuật phức tạp và mang tính nghệ thuật. Nghệ thuật thể hiện là người thầy biết lựa chọn phương pháp dạy nhằm xây dựng lớp học thân thiện, người thầy phải hoạt động hóa người học – giúp người học biết cách học tự giác, tích cực, hứng thú và sáng tạo. Phương pháp dạy học định hướng vào trọng tâm hóa bài học giúp học sinh nắm kiến thức sâu sắc, dễ dàng, không dàn trải nặng nề và phương pháp dạy học bồi dưỡng kỹ năng lý luận và kỹ năng thực hành giúp học sinh học môn địa lý lớp 10 tích cực, hứng thú và hiệu quả.

 

†††††

 

 

Quảng Trạch : 5/11/2009

GV : Trần Thị Thương

 

 

 


Xem bài khác
  • Lưu ý khi dạy địa lý tự nhiên...        (24-03-2009)
  • Kiến thức gợi ý khi dạy bài địa lý địa phương QB        (16-03-2009)
  • Phương pháp giải quyết các bài thực hành địa lý 11        (14-02-2009)
  • Các bài mới đăng
  • Lòng đất nước ta        (23-11-2014)
  • Tích hợp kiến thức địa lý Quảng Bình vào bài giảng lớp 10        (05-11-2014)
  • Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lý tại trường THPT        (25-03-2014)
  • Các biện pháp để tăng cường liên hệ thực tế trong dạy học địa lý THPT đạt hiệu quả        (19-12-2013)
  • Bão nhiệt đới        (14-11-2013)
  • Sử dụng kênh truyền hình trong dạy học địa lý 12        (26-10-2013)
  • Kinh nghiệm trong dạy kỹ năng sống cho học sinh qua bộ môn địa lý 11        (21-10-2013)
  • Câu chuyện nhỏ của tôi        (23-11-2012)
  • Một vài suy nghĩ về công tác chủ nhiệm lớp        (02-11-2012)
  • Phong trào thi đua dạy tốt - học tốt        (26-10-2012)