Hoàng Đình Bường – Hiệu
trưởng trường THPT số I Quảng Trạch
Lâu
nay cũng vậy, bây giờ vẫn thế, được ra nước ngoài tham quan học tập là ước vọng
cháy bỏng của CBGV. Niềm vui đến như trong mơ. 50 cán bộ quản lý giáo dục Quảng
Bình đã có chuyến công du sang Singapo một tuần lễ, kết thúc vào ngày 10 – 10 –
2009.
Hầu
hết anh chị em đều đi máy bay lần đầu nên ai cũng tò mò, háo hức, chen chúc
ngoái cổ qua cửa sổ để được nhìn ngắm. Non xanh nước biếc xứ người, xứ ta hiện
ra trong tầm mắt. Trái đất nhỏ dần lướt qua dưới cánh bay. Sau 1 giờ 35 phút,
chúng tôi đã có mặt trên phi trường Singapo.
Quốc
đảo được thành lập năm 1965 với diện tích trên 700 km2, gần 5 triệu
người sinh sống. Mảnh đất nhỏ bé nằm ở cực nam Malaysia quả thật là ấn tượng.
Con sư tử(1) châu Á có tốc độ phát triển KT – XH phi thường. Thu
nhập bình quân đầu người trong năm đạt trên 35 ngàn USD. Công nghiệp, thương
mại dịch vụ và du lịch là thế mạnh được khẳng định .Nhưng ấn tượng hơn cả là kỷ
cương, phép nước, cuộc sống văn minh văn hóa, mội trường trong sạch. Giang sơn
được quy hoạch, sắp xếp hợp lý đến từng chi tiết nhỏ như vườn cây, bãi cỏ, khóm
hoa. Một đất nước công nghiệp phát triển nhưng hầu như không có khói bụi, không
ồn ào, không ô nhiễm. Thảm thực vật xanh phủ kín mặt đất. Con người và thiên
nhiên hòa quyện, thân thiện đến khó tin. Giàu sang mà tiết kiệm, không lãng phí
bất kỳ một thứ gì. Đó là những điểm nổi bật về Singapo qua mắt thấy tai nghe,
chân bước đi trên đất nước bạn.
Đến
Singapo không phải chủ yếu là du lịch mà là tham quan học tập về quản lý giáo
dục để vận dụng tại Việt Nam. Thời gian không dài, chỉ tiếp xúc được với 2
trường học cộng với sự tìm hiểu qua 2 Hướng dẫn viên du lịch người Singapo gốc
Hoa là Vương Mỹ Thúy và Hồ Quốc Minh, chúng tôi thấy nhiều điều cần quan tâm,
nghiên cứu học hỏi. Không ít người cho rằng đời sống kinh tế 2 nước cách nhau
một trời một vực thì làm sao vận dụng, học tập họ được? Nói như vậy cũng có lý nhưng
không hoàn toàn đúng. Loại trừ yếu tố CSVC, thiết bị, tài chính được đầu tư tối
đa (sau quốc phòng) chúng ta vẫn có thể học tập và làm theo được một số việc,
tin chắc có hiệu quả. Đó là vấn đề kỷ cương quản lý xã hội trong đó có GD – ĐT,
thực hành tiết kiệm, tạo dựng môi trường XANH – SẠCH – ĐẸP, gắn HỌC với HÀNH mà
một thời ở nước ta đã nêu lên thành nguyên lý giáo dục : HỌC đi đôi với HÀNH
Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất
Nhà
trường gắn liền với xã hội.
Tùy
điều kiện từng trường, từng địa phương để có thể vận dụng và đưa vào chương
trình hành động trong kế hoạch của từng năm học cụ thể với những nội dung thiết
yếu nêu trên. Làm nhiều hay ít, thời điểm nào, bao nhiêu việc cần làm cần phải
có sự tính toán cụ thể có tính khả thi. Như vậy không thể nói vì lý do CSVC,
thiết bị, tài chính thiếu thốn mà không làm được một điều gì trong các nội dung
ngành GD – ĐT Singapo đã làm và thu được nhiều hiệu quả. Mong rằng các vị lãnh
đạo đất nước, các nhà quản lý giáo dục vĩ mô cũng nghiêm túc suy nghĩ, nghiên
cứu chỉ đạo để tạo ra một bước nhảy vọt về GD – ĐT ở Việt Nam. “Đi một ngày
đàng học một sàng khôn”. Trăm nghe không bằng một thấy, Sở GD – ĐT Quảng Bình
nên tiếp tục tạo điều kiện cho nhiều CBGV được sang Singapo tham quan học tập
để về vận dụng, phát triển sự nghiệp GD – ĐT của tỉnh nhà. Cảm tình và mê say,
trên đường lên máy bay về nước, tôi xúc cảm viết mấy vần thơ:
Đường trong mây
Như
thoát lên tiên, nhẹ cánh bay
Lâng
lâng, bàng bạc đường trong mấy
Biển
xanh – rừng thẳm – làng quê – phố
Trái
đất vo tròn một nắm tay
Ai
bảo nơi đây miền đất lạ
Nhà
nhà, phố phố mướt xanh cây.
Thiên
đường xếp sắp trong hoang dã
Sư
tử hào quang non nước này
Viễn
du mấy ngày nơi xứ bạn
Nỗi
niềm tâm sự nói sao đây
Đường
bay vương vấn tình mây gió
Gửi
lòng đảo quốc ngả nghiêng say.
15/10/2009
(1) Sư tử mình cá – Biểu tượng
của đất nước Singapo