Ngày
tiễn cô ra ga năm ấy những thành viên của lớp K18 chúng tôi ai nấycũng sụt sùi nước mắt ngắn dài. Là người
"anh cả" của lớp nên tôi cố giữ cho mình một thái độ điềm tỉnh khi
trực diện với cô, nhưng không hiểu sao lúc đó trong tôi một cảm xúc khác lạ như
những đợt sóng ngầm đang muốn trào dâng. Tôi muốn nói với cô một điều gì đó của
riêng mình, nhưng rồi khoảng cách "cô - trò" đã không cho phép tôi
nói ra điều đó. Tôi không nghĩ là mình "phạm thượng", nhưng nói ra
tâm tư suy nghĩ của mình lúc này liệu có nên không, khi xung quanh tôi còn bạn
bè, thầy cô và người thân của cô. Họ sẽ nghĩ gì khi tôi chỉ là sinh viên (SV)
tôi không muốn cô phải bận tâm một điều gì trước lúc đi xa, mặc dù đây là lần
chia tay cuối cùng để rồi mãi mãi về sau chúng tôi sẽ vĩnh viễn xa cô.
Những tháng ngày được cô dìu dắt dạy
dỗ đó là những kỉ niệm đẹp của thời SV dù chưa trọn vẹn nhưng cũng đủ để chúng
tôi làm hành trang vững bước vào đời.
Với các bạn đồng khoá tôi không được
may mắn như họ, tuổi trẻ với lòng tràn đầy nhiệt huyết tôi đã gữi lại trong
thời gian ở quân ngũ. Trở lại giảng đường với hành trang người lính tâm trạng
của tôi khác hẳn. Một chút buồn lo, hay sự phân tâm là điều dễ hiểu. Cuộc sống
đời thường thì chẳng có gì đáng ngại, nhưng chuyện học hành thìquả là một vấn đề.
Ngày học đầu tiên sau 8 năm bị gián
đoạn (1987- 1994), quả là khó quên trong quãng đời SV, đó là 2 tiết học Anh văn
đầu đời của tôi.
Trong chiếc áo dài màu tím, cùng giọng
nói cũng rất Huế nghe mới ấm áp làm sao. Sau mấy lời giới thiệu làm quen, chúng
tôi được biết cô là một giáo viên mới ra trường, và đây cũng là buổi lên lớp
đầu tiên của cô. Rất tự nhiên cô nói một câu tiếng anh: Who is moni tor? (ai là
lớp trưởng), mấy giây trôi qua lớp học vẫn im phăng phắc, cô hỏi lại lần nữa to
hơn; đến lúc này cô bạn bên cạnh hích vào tay tôi rồi nói: Cô hỏi anh đó. Theo
phản ứng tự nhiên tôi bật đứng dậy nhưng vẫn chưa hiểu được cô nói gì. Nhận
thấy sự lúng túng của tôi cô bạn ghi nhanh một mẫu câu bằng tiếng anh đẩy nhanh
về phía tôi, như người bị sặc nước vớ được phao cứu sinh tôi ậm ờ đọc Việt Anh
pha trộn (ai lai mai tít chờ); nguyên thể là: I like my teacher (tôi thích giáo
viên). Tôi chưa dứt lời, cả lớp không ai bảo ai cười như vỡ chợ; không hiểu
chuyện gì tôi đứng chết lặng như trời trồng ngượng chín cả mặt. Vẫn giữ thái độ
điềm tĩnh và đưa ánh mắt đầy cảm thông về phía tôi cô ôn tồn:
- Lớp trưởng chưa học tiếng anh bao
giờ phải không?
- Tôi cúi đầu đáp gọn : Thưa cô ! dạ
chưa.
Sau buổi học tôi mới vỡ lẻ, thì ra đám
con gái trong lớp bày trò bẩy tôi để chọc quê "chú " bộ đội.
Những ngày sau đó là những ngày rất
nặng nề đối với tôi, tôi luôn lãng tránh ánh mắt của cô. Tôi muốn nói lời xin
lổi cô nhưng chẳng thể nào nói được.
Có
lẻ ngầm đoán được ý nghĩ của tôi, nên ở lớp cô thường tạo tình huống cho tôi
được nói nhiều hơn, những ngày sau đó nhờ sự tận tâm của cô tôi có phần mạnh
dạn hơn, việc học của tôi đã có sự chuyển biến rõ rệt. Để giúp tôi theo kịp
chúng bạn cô đã tự nguyện phụ đạo thêm bằng việc đặc cách cho tôi vào lớp học
ban đêm ở trung tâm ngoại ngữ của nhà trường do cô phụ trách. Học hành tiến bộ
tôi vững tin hơn và cứ vô tư đón nhận sự quan tâm của cô.
Ngày hiến chương nhà giáo (20/11) tôi
đến thăm cô, không sôi nổi và dứt khoát như thường ngày ở lớp cô tiếp tôi với
một thái độ khác lạ, và bất ngờ hơn khi tôi nghe cô gọi tôi bằng anh và xưng
tên(như lời giới thiệu đầu năm thì cô kém tôi 3 tuổi).Trống ngực tôi một lần
nữa lại bắt đầu loạn nhịp, tôi mơ hồ nghĩ ngợi về những ngày đã qua. Vẫn như
ngày nào cô nói: Lan thấy anh học tiến bộ nhanh đó! Thầm cám ơn về sựghi nhận của cô, chẳng biết nói gì hơn tôi lí
nhí: Thưa cô! có gì đâu ạ!
Năm học tiến dần về những ngày cuối, tôi vùi
đầu vào đống sách vỡ chuẩn bị thi học kì, thì được tin cô chuẩn bị xuất cảnh.
Quá bất ngờ, tim tôi như bị ai bóp nghẹt tôi khóc. Như vậy cơ hội để tôi nói
xin lổi cô đã không thực hiện được. Cô ơi! Hãy tha lổi cho em cô nhé.!.