Giáo dục ý thức giao thông trong nhà trường
26-10-2012
GIÁO
DỤC Ý THỨC GIAO THÔNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
Cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sỗng
xã hội ,đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng được nâng lên. Kèm
theo đó sự tăng lên của các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều làm
cho tình hình an toàn giao thông ngày càng báo động. Đặc biệt là đối tượng học
sinh ý thức tham gia giao thông của các em cần phải được quan tâm.
Hàng ngày vào giờ tan học, từ các cổng trường
học sinh đổ ra đường với một số lương lớn trước cổng trường gây khó khăn cho
các phương tiện tham gia giao thông trên đường. Trong khi tham gia giao thông
các em còn vô tư dàn hàng ngang mà không cần để ý các phương tiện khác trên đường,
điều đó thật nguy hiểm. Chưa kể đến rất nhiều học sinh sử dụng xe máy đến trường
khi chưa đủ tuổi là vấn đề đáng lưu tâm.Bởi thực tế thời gian qua đã có nhiều vụ
tai nạn giao thông xảy ra trong đó người gây tai nạn và cả nạn nhân đều thuộc
nhóm đối tượng là học sinh. Nhiều bậc phụ huynh cho con em mình sử dụng xe máy
khi chưa đủ tuổi được pháp luật cho phép. Mặc dù nhà trường đã cấm nhưng vẫn rất
nhiều học sinh tìm mọi cách gửi xe ở ngoài, bởi các điểm gửi xe xung quanh nhà
trường vẫn sẵn sàng phục vụ .
Từ thực tế trên cho thấy ý thức giáo dục
pháp luật về an toàn giao thông cho giới trẻ nói chung và đối tượng học sinh
nói riêng còn nhiều bất cập. Trong nhà trường chưa có một chương trìnhgiáo dục
về an toàn giao thông có hệ thống,đồng bộ.Những kiến thức về pháp luật giao
thông được lồng ghép trong chương trình các môn học chưa đủ. Đối với môn học như
môn giáo dục công dân vừa giáo dục đạo đức cho học sinh vừa lồng ghép những vấn
đề xã hội trong đó cũng đề cập nhiều đến vấn đề giao thông tuy nhiên vẫn chưa đủ.
Công tác tuyên truyền chưa có chiều sâu nên hiệu quả và sự tác động đến học
sinh chưa cao. Vì vậy mà nhận thức của học sinh về vấn đề an toàn giao thông vẫn
bi xem nhẹ. Đối với việc giáo dục ý thức của học sinh trong việc chấp hành luật
giao thông,bên cạnh các nhân tố khác thì gia đình giữ vị trí hết sức quan trọng.
Có nhiều lý do khác nhau, nhiều bậc phụ huynh chưa chú trọng đến việc giáo dục
cho con em mìmh về an toàn giao thông,chủ yếu là những lời nhăc nhở mà chưa có
những hướng dẫn cụ thể cho con em mình về pháp luật và những kỹ năng tham gia
giao thông an toàn. Các bậc cha mẹ phải nghiêm khắc khi con chưa đủ tuổi không được
sử dụng xe máy khi tham gia giao thông và không được sử dung xe máy đến trường.
Ngoài nhân tố gia đình để làm chuyển biến nhận thức của học sinh thì vai trò
nhà trường cũng hết sức quan trọng. Đây là môi trường thuận lợi để học sinh có
thể thu nhận được những kiến thứcvề pháp luật nói chungvà luật an toàn giao
thông nói riêng. Trong nhà trường có thể phối kết hợp với các tổ chức khác như đoàn
thanh niên, tạo ra các sân chơi, cuộc thi kết hợp biện pháp tuyên truyền miệng,
hoặc có những cuộc ra quân để tuyên truyền giáo dục ý thức cho học sinh.Bên cạnh
đó tổ chức các buổi ngoại khoá mời cán bộ chuyên trách về pháp luật nói chuyện
với các em. Đi đôi với việc nâng cao trình độ
nhận thức trong nhà trường việc giáo dục đạo đức và trang bị cho các em
những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông thì còn phải giáo dục về văn hoá ứng
xử trong giao thông. Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên có thể đưa
nội dung pháp luật về an toàn giao thông
vào trong các hoạt động, có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau; diễn kịch,
phương pháp đóng vai để làm sinh động buổi học
Bên cạnh đó, việc tổ chức cho học sinh
xem những hình ảnh về các lỗi vi phạm, về hậu quả của các vụ tai nạn giao thông
cũng có thể có sức tác động mạnh mẽ hơn nhiều buổi tuyên truyền, kêu gọi khô
khan, đơn điệu chỉ là thuyết trình vốn tồn tại bấy lâu. Về phía gia đình, phụ
huynh cần chấp hành tốt luật giao thông, quản lý con cái, nghiêm cấm cho con
cái sử dụng xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi...vv. Đồng thời, thường xuyên nhắc
nhở, giáo dôc con về những tác hại, hậu quả của việc vi phạm ATGT. Đưa “văn hóa
giao thông” vào trường học thông qua nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, ý
thức chấp hành pháp luật và đảm bảo an toàn tính mạng cho các em học sinh khi
tham gia giao thông.
Văn hóa giao thông được hiểu là nét đẹp
của người tham gia giao thông, thể hiện từ việc điều khiển phương tiện giao
thông đến lời nói, hành vi, cử chỉ giao tiếp và thái độ tôn trọng luật pháp.
Trên thực tế hiện nay, khái niệm "văn hóa giao thông" vẫn còn khá mơ
hồ đối với nhiều học sinh, do vậy hiện tượng học sinh vi phạm ATGT vẫn còn khá
phổ biến. Để hình thành “văn hóa giao thông” cho đối tượng học sinh, thiết nghĩ
việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về
ATGT cho học sinh không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà đòi hỏi phải có sự
kết hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa gia đình và xã hội.
Đặc biệt là sự vào cuộc tích cực của các
ngành chức năng với những giải pháp nghiêm khắc hơn, cần thiết phải có những biện
pháp xử phạt và chế tài thật nặng, đủ răn đe những đối tượng vi phạm Luật giao
thông đường bộ. Đặc biệt, đối với các trường học, thông qua các buổi thảo luận,
diễn đàn tuyên truyền về ATGT, cần phải đưa học sinh vào các tình huống xử lý
thực tế.
Nhà trường nên có quy định
chặt chẽ khi đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh hàng năm, bất cứ học sinh nào
bị xử phạt vi phạm ATGT đều hạ bậc hạnh kiểm. Có như thế ý thức chấp hành pháp
luật và văn hóa giao thông của các em mới được nâng cao. Qua đó, nhằm tạo cho
các em thói quen lành mạnh, ý thức tự giác cũng như trách nhiệm đối với cộng đồng,
bảo đảm an toàn tính mạng cho chính mình và cho mọi người, tránh những rủi ro đáng
tiếc xảy ra khi tham gia giao thông.
Việc đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên
truyền những kiến thức, kỹ năng về ATGT cho đối tượng học sinh, giám sát và xử
lý nghiêm học sinh, vi phạm pháp luật ATGT là vô cùng cần thiết, hướng tới mục
tiêu của ngành đề ra: “HS, SV gương mẫu thực hiện và vận động
gia đình chấp hành nghiêm túc pháp luật ATGT”.