Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp
25-04-2013
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TIẾT SINH HOẠT LỚP
Chất lượng và hiệu quả giáo dục của HS không chỉ
là các môn văn hoá, mà các hoạt động khác cũng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn
, nhiều khi có ý nghĩa quyết định trong việc giáo dục nhân cách toàn diện cho
HS, tức là đào tạo cho HS cả tài và đức. Trong thời khoá biểu hiện nay có một
tiết sinh hoạt lớp vào ngày thứ bảy hằng tuần. Đó là quy định bắt buộc theo
chương trình của Bộ giáo dục – đào tạo ban hành. Thế nhưng , theo thói quen lâu
nay , thông thường tâm trạng và ý nghĩ của thầy và trò , coi tiết sinh hoạt
cuối tuần là tiết không quan trọng , nội dung không rõ ràng , tính “linh hoạt ”
mỗi lớp một cách , một chương trình , không khí tiết sinh hoạt trở nên nhàm
chán , nặng nề , ảnh hưởng đến tâm lí của thầy và trò muốn cho tiết sinh hoạt
mau kết thúc. Nên có lúc xảy ra tình trạng lớp ra trước lớp ra sau, dẫn đến
tiết sinh hoạt lớp không có hiệu quả và tác dụng thiết thực.
Thông thường GVCN dùng tiết sinh hoạt lớp để nhận xét , kiểm điểm , nhắc nhở
những sai phạm của HS trong tuần và phổ biến kế hoạch ,công việc tuần tới. Đôi
khi GVCN cũng giao cho HS điều khiển một phần tiết sinh hoạt , chủ yếu dưới
dạng sơ kết , đánh giá kết quả học tập , thi đua trong tuần , sau đó GVCN nhắc
lại làm cho tiết sinh hoạt thường tẻ nhạt, nặng nề. Đôi khi tiết sinh hoạt GVCN
còn dùng để nhắc đến các khoảng thu , hay la mắng HS.Việc làm mang tính hình
thức , hiệu quả tiết sinh hoạt còn thấp , học sinh ít hứng thú. Đôi lúc nội
dung sinh hoạt chỉ 10-15 phút , thời gian còn lại là nói chuyện , hát…. Không
biết làm gì cho hết thời gian, lúc đó cả thầy và trò ngồi chờ tiếng trống. Vì
thế tiết sinh hoạt lớp nhiều lúc bị coi thường , hiểu quả thấp.
Để khắc phục một số tồn tại trong tiết sinh hoạt ,
làm cho tiết sinh hoạt lớp có ý nghĩa và tác dụng thiết thực, sinh động và
phong phú hơn, trước hết chúng ta cần phải xác định mục đích , yêu cầu giáo dục mà
tiết sinh hoạt đó nhằm đạt được , sẽ hoàn thành cho HS những gì qua tiết sinh
hoạt đó (về trí thức , thái độ , kỹ năng ), sau đó phải kiểm tra được nội dung
và lựa chọn hình thức , phương pháp hợp lí giúp HS và tập thể HS thực hiện hoạt
động và đánh giá hiệu quả.
Nhìn chung qui trình tiết sinh hoạt có những bước
sau:
- Chuẩn bị : là quan trọng , quyết định hiệu quả
tiết sinh hoạt , và cần chuẩn bị mới các điều kiện để hoạt động, chuẩn bị phải
bắt đầu từ trước khi hoạt động ít nhất hai ngày .Trong bước này GVCN nêu vấn đề
và yêu cầu của tiết sinh hoạt gợi ý công việc cho HS chuẩn bị ,cuốn hút nhiều
HS tham gia . Tạo điều kiện cho HS chủ động bàn bạc , xây dựng , thiết kế quy
trình hoạt động về các mặt nội dung, thời gian …sau đó thông báo cho lớp về nội
dung , thời gian , những yêu cầu cần thiết khi tiến hành hoạt động ,tập thể HS
có thể hoàn toàn chủ động điều kiển và thực hiện tiết sinh hoạt của mình.
- Kiểm tra và hoàn tất sơ bộ trước khi tiến hành
hoạt động,có thể GVCN trực tiếp giao cho HS kiểm tra và báo cáo kết quả ,cần
xem xét các đầu việc được giao, ai nhận việc , chú trọng việc kiểm tra chuẩn bị
nội dung, chương trình , phương án điều kiển , tính sẳn sàng hoàn thành nhiệm
vụ… việc kiểm tra này là cần thiết để kịp thời nhắc nhở , điều chỉnh hoặc bổ
sung , hoàn thiện phần thiết kế hoạt động.
- Tiến hành và kết thúc tiết hoạt động .Đây là
bước rất quan trọng ,là hoạt động chính của tập thể lớp được thể hiện bởi nội
dung và hình thức do các em lựa chọn và đã có sự chuẩn bị . GV quan sát và nếu
có những tình huống phức tạp xảy ra ,thì khéo léo giúp HS xử lí tình huống ,
tuyệt đối GV không làm thay cho HS.Trong khi tiến hành hoạt động , GVCN cần bồi
dưỡng về phương pháp điều khiển cho HS, chương trình điều khiển phải cân đối về
nội dung, chủ động linh hoạt trong qui trình điều khiển .
Tiết hoạt động cần đảm bảo tính dân chủ, sôi
nổi,khắc phục tình trạng chỉ có cán bộ lớp điều khiển nói và làm việc , còn đa
số HS thụ động . Do vậy , nội dung hoạt động phải gởi mở được tâm tư, nhu cầu ,
kích thích được tính tích cực,khơi dậy được tiềm năng của mỗi thành viên .
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả tiết hoạt động . Sau mỗi
tiết sinh hoạt lớp ,GVCN nên tổ chức rút kinh nghiệm cùng đội ngũ cán bộ
lớp,cán bộ chức năng về từng bước của
quy trình .Đây cũng là cơ hội để HS tập dượt và tự đánh giá kết quả hoạt động
của mình.
Đối với mỗi lớp có một cách thiết kế tiết sinh
hoạt khác nhau . Ví dụ:
- Đọc sách báo, tạp chí , tác phẩm văn
học, bình văn học ...
- Trao đổi phương pháp học tập, đố vui để học, phương pháp giải các bài tập
khó, …
- Sinh hoạt tập thể , thi hùng biện về chủ đề của tháng…
- Sơ kết các hoạt động trong tháng, trò chơi...
Với tiết sinh hoạt lớp , được tiến hành theo qui
trình trên ,HS có hứng thú , tập thể HS có không khí lạc quan , đoàn kết thân
ái , đặc biệt các kỹ năng tự quản của HS được hình thành và phát triển , hiệu
quả giáo dục đạo đức của GVCN trong tiết sinh hoạt được nâng cao. Tạo
cho HS không còn mặc cảm đối với tiết sinh hoạt, không còn tình trạng bỏ tiết
trong ngày thứ bảy. HS thấy được tiết sinh hoạt là một tiết học không phải là
một tiết kiểm điểm.
Muốn làm được điều
này, GVCN phải nhiệt tình , năng động, ý thức được tầm quan trọng của tiết sinh
hoạt. Các hình thức và nội dung của tiết sinh hoạt cuối tuần có thể rất phong
phú và đa dạng , tuỳ từng trường , từng địa phương có thể triển khai linh hoạt
hơn để phù hợp với đặc điểm của HS trường mình , góp phần giáo dục toàn diện đối
với HS .