Sử dụng phương pháp đóng vai...
17-10-2011
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI KHI DẠY
PHẦN PHÁP LUẬT
- GDCD LỚP 12
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay, bộ môn GDCD ở bậc THPT vẫn được xem là bộ môn phụ, không thi tốt nghiệp, không thi đại học. Do đó,
không được học sinh tập trung học, đặc biệt, với học sinh lớp
12.Tuy nhiên, GDCD là một bộ môn quan trọng với những mảng kiến thức cơ bản như
: Triết học, Đạo đức học, Luật học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội
khoa học. Vậy, vấn đề đặt ra là, giáo viên dạy GDCD phải dạy như thế nào để học
sinh học.Theo tôi, vấn đề cốt lõi là nằm ở phương pháp dạy học của giáo viên.
Phương pháp dạy GDCD rất phong phú và đa dạng , tuỳ theo từng nội dung, để GV
lựa chọn phương pháp cho phù hợp và có hiệu quả. Trong phần pháp luật - GDCD
12, chúng ta cũng có thể sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp. Trong đó ,theo
tôi nghĩ, ở một số nội dung có thể
sử dụng phương pháp đóng vai sẽ có hiệu
quả và gây được hứng thú cho người học. Do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ SỬ
DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI KHI DẠY PHẦN PHÁP LUẬT GDCD LỚP 12” làm đề tài sáng kiến kinh nghệm lần này.
II. NỘI DUNG
1.
Những
vấn đề chung về đổi mới PPDH môn GDCD:
PPDH môn GDCD phải theo hướng phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; bồi dưỡng cho HS năng lực tự học,
khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên, loại bỏ thói quen
học tập thụ động theo kiểu: Thầy giảng - trò nghe, thầy hỏi - trò trả lời, thầy
đọc - trò ghi chép và học thuộc.
Quá
trình dạy học một bài là quá trình HS được cuốn hút vào các hoạt động học tập
do GV thiết kế, tổ chức và hướng dẫn, qua đó các em có thể tự khám phá và chiếm
lĩnh nội dung bài học. HS sẽ hứng thú, thông hiểu và ghi nhớ những gì các em
nắm được qua hoạt động chủ động tích cực của mình.
Trong
quá trình dạy học, GV phải huy động , khai thác tối đa vốn hiểu biết và kinh
nghiệm sống của HS tạo cơ hội và động viên khuyến khích HS bày tỏ quan điểm, ý
kiến cá nhân về vấn đề đang học. GV cũng cần khuyến khích HS nêu thắc mắc khi
nghe giảng; đặt câu hỏi cho thầy, cho bạn; trao đổi, tranh luận, tạo nên mối
hợp tác, giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò và trò trong quá trình chiếm lĩnh
nội dung học tập.
Dạy
học môn GDCD phải gắn bó chặt chẻ với thực tiễn cuộc sống của học sinh. GV cần
phải tăng cường sử dụng các tình huống, các câu chuyện, các hiện tượng thực tế,
các vấn đề bức xúc trong xã hội để phân tích, đối chiếu, minh hoạ cho bài
giảng. Đồng thời hướng dẫn và khuyến khích cho HS liên hệ, tự liên hệ; điều
tra, tìm hiểu, đánh giá các sự kiện trong đời sống của lớp học, nhà trường, địa
phương, đất nước.
Như
đã nói ở phần đầu PPDH môn GDCD rất đa dạng , phong phú, mỗi PPDH đều có mặt
mạnh và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài riêng, từng nội dung của tiết
dạy. Điều quan trọng là phải lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp một
cách hợp lý.
2.
Phương
pháp đóng vai:
Về
đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành, “ làm thử” một số cách
ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là PPDH nhằm giúp HS suy nghĩ
sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà HS quan sát
được. Việc “ diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan
trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
Phương
pháp đóng vai có nhiều ưu điểm:
-
HS được rèn
luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an
toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
-
Gây hứng thú và
chú ý cho HS
-
Tạo điều kiện làm
phát triển óc sáng tạo của HS.
-
Khích lệ sự thay
đổi thái độ, hành vi của HS theo hướng tích cực.
-
Có thể thấy ngay
tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Cách tiến hành:
-
GV nêu chủ đề,
chia nhóm và giao tình huống,yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy
định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
-
Các nhóm thảo
luận chuẩn bị đóng vai.
-
Các nhóm tiến
hành đóng vai.
-
Lớp thảo luận,
nhận xét thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể
hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi sang thảo luận những
vấn đề khái quát những vấn đề mà vở diễn
chứng minh.
-
GV kết luận.
3.Ví
dụ về một số nội dung dạy bằng phương pháp đóng vai
Ở bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật,
lớp 12, để dạy đơn vị kiến thức : Công
dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. GV
có thể tổ chức cho HS đóng vai tình huống sau:
Một
nhóm thanh niên rủ nhau đua ôtô với lý do nhà hai bạn trong nhóm mới mua ôtô .
Bạn A có ý kiến không đồng ý vì cho rằng các bạn chưa có Giấy phép lái xe ôtô,
đua xe nguy hiểm, dễ gây tai nạn; bạn B thì cho rằng bạn A lo xa vì đã có bố bạn B làm trưởng công
an quận, bố bạn C làm thứ trưởng của một bộ . Nếu tình huống xấu nhất xảy ra đã
có phụ huynh bạn B và bạn C “lo” hết. Cả nhóm nhất trí với B.
Câu
hỏi sau phần diễn:
1.Em hãy nêu thái độ và quan điểm của mình trước những ý kiến trên?
2.Nếu nhóm bạn đó học cùng lớp với em, em sẽ làm gì?
*Yêu
cầu sư phạm:
-
Tình huống đóng vai phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với trình độ lứa
tuổi của HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp
học.
-
Tình huống nên để mở, không cho trước kịch bản, lời thoại.
-
Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai .
-
Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc
đề.
- Nên khích lệ tất cả HS cùng tham gia, kể cả
HS nhút nhát.
-
Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi
đóng
vai.
Tương tự như vậy, tôi sẽ giới thiệu một số
nội dung có thể sử dụng phương pháp đóng vai .
Ở bài 4: Quyền bình
đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, lớp 12, để dạy đơn vị kiến thức : Bình đẳng
giữa vợ và chồng,
GV có thể tổ chức cho HS đóng vai tình huống
sau:
Một
người chồng do quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ,
không thể quyết định việc lớn, nên khi bán xe ôtô ( tài sản chung của vợ và
chồng, đang sử dụng vào công việc kinh doanh của gia đình) đã không bàn bạc với
vợ, Người vợ phản đối, không đồng ý bán.
Câu hỏi sau phần diễn:
1.
Theo
em, người vợ có quyền đó không? Vì sao?
2.
Nếu em là
người vợ, trong trường hợp này, em sẽ làm gì?
Ở bài 6 : Công dân
với các quyền tự do cơ bản, lớp 12, để dạy đơn vị kiến thức : Quyền
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.
GV
có thể tổ chức cho HS đóng vai tình huống sau:
A
vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một
bạn trong lớp.
Câu hỏi sau phần diễn:
1.A
đã có vi phạm gì?
2.
Nếu là bạn của A em sẽ ứng xử như thế nào?
Ở
bài 8: Pháp luật với sự
phát triển của công dân, lớp 12, để dạy đơn vị kiến thức : Quyền
học tập của công dân, GV có thể tổ chức cho HS đóng vai tình huống sau:
Sau khi tốt nghiệp THCS cả hai chị em
Hiền và Tú cùng có nguyện vọng
vào
học lớp 10 THPT, Nhưng vì gia đình khó khăn nên bố Hiền quyết định
Thằng Tú là con trai nên cần tiếp tục đi
học.Còn con Hiền là con gái có
học
cao cũng chỉ làm ruộng và đi lấy chồng như những đứa con gái làng
này
nên ở nhà để đỡ đần cho cha mẹ, chờ lấy chồng.
Câu hỏi sau phần diễn:
1.Em có tán thành ý kiến
của bố Hiền không? Vì sao?
2.Nếu em là Hiền trong tình huống em sẽ phải làm gì?
Cũng ở nội dung này có thể đóng vai
tình huống sau:
Tuấn vừa tốt nghiệp THPT . Anh rất
muốn được học lên, nhưng vì gia
đình khó khăn nên anh
phải kiếm việc làm để sống và phụ giúp gia đình nuôi
hai em đi học phổ thông. Tuấn rất buồn vì cho rằng: Cánh của nhà
trường đã đóng lại với
anh.
Câu hỏi sau phần diễn:
1.
Em có đồng
ý với suy nghĩ của anh Tuấn không?
2.
Nếu trong
hoàn cảnh tương tự em sẽ làm gì?
Ở bài 9 : Pháp luật với sự
phát triển bền vững của đất nước
lớp 12 , để dạy đơn vị kến thức : Pháp luật với bảo vệ môi trường
, GV có thể tổ chức cho HS đóng vai tình huống sau:
Gia
đình chị Thu lúc nào cũng nuôi khoảng 10 con lợn, nhưng không có công trình xử
lí chất thải nên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của mọi
người xung quanh. Do đó, đã nhiều lần bà con trong xóm phàn nàn và dẫn đến một
số lần họ to tiếng với nhau .
Câu
hỏi sau phần diễn:
1.
Chị
Thu đã có vi phạm gì?
2.
Nếu
là hàng xóm của chị thu, em sẽ ứng xử như thế nào?
III. KẾT LUẬN
Trên đây là một vài kinh nghiệm được đút
rút ra trong một năm nghiên cứu và giảng dạy phần pháp luật - GDCD 12 . Trong
quá trình giảng dạy bản thân tôi đã áp dụng, đa số là thành công vì đã đạt được
mục tiêu đề ra và đặc biệt là gây được hứng thú học tập cho HS điều khó nhất
đối với bộ môn GDCD, nhất là đối tượng
là HS lớp 12. Tuy nhiên, cũng có một số
lớp cũng còn gượng ép , do HS chưa quen với phương pháp đóng vai , còn rụt
rè.Theo tôi nghĩ, nếu phương pháp này được GV áp dụng ngay từ đầu khoá học, tôi
tin chắc rằng, HS sẽ thích thú học và hiệu quả
cao hơn .
Tuy nhiên ,đây là theo quan điểm chủ quan của
bản thân tôi . Mong các bạn đồng nghiệp cùng trao đổi và góp ý .
Sáng kiến kinh nghiệm của GV: Phạm Thị Vân Anh