Năm học 2008 - 2009: Tập trung thực
hiện 5 nhiệm vụ
trọng tâm và 3 chương trình quốc gia
Ngày 31.7,
tại Hải Phòng, Bộ GD&ĐT đã tổ chức lễ tổng kết năm học 2007-2008 và bàn
phương hướng nhiệm vụ trọng tâm cho năm học 2008-2009. Phó Chủ tịch nước Nguyễn
Thị Doan, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân, Bộ
trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử, các Thứ trưởng Bộ GD&ĐT,
nhiều Phó Chủ tịch và lãnh đạo các Sở GD&ĐT của 64 tỉnh, thành trên cả
nước… đã dự Hội nghị này.
5 kết
quả nổi bật năm học 2007-2008
Báo cáo
tổng kết năm học 2007-2008 do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đọc tại Hội nghị đã
chỉ ra 5 kết quả nổi bật năm học vừa qua.
Thứ nhất,
năm học 2007-2008, công tác chỉ đạo của Bộ đã tập trung vào những nội dung vừa
mang tính dài hạn, vừa giải quyết những vấn đề cụ thể nổi lên trong năm học,
như: Xây dựng Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2008-2020; Xây dựng đề án đổi
mới cơ chế tài chính của ngành; Tổng kết 42 năm trường chuyên và tổng kết GD
dân tộc; Giải quyết tình trạng HS ngồi sai lớp, HS yếu kém; Tổ chức đánh giá
chương trình, SGK phổ thông trên phạm vi cả nước và triển khai các biện pháp để
giảm tải và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; Tổ chức đánh giá CT-SGK phổ
thông trên phạm vi cả nước và triển khai các biện pháp để giảm tải và nâng cao
chất lượng, hiệu quả đào tạo; Nâng cao chất lượng đội ngũ GV; Tổ chức nghiêm
túc kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2008; chỉ đạo xử lý SGK trong
điều kiện chi phí đầu vào tăng; Duy trì giao ban vùng định kỳ có chất lượng, xử
lý kịp thời các vấn đề nảy sinh.
Thứ hai,
cuộc vận động “Hai không” với nội dung đã đi vào các hoạt động thực tiễn của
toàn ngành, làm chuyển biến nhận thức, hành động của các cấp quản lý GD, các
nhà trường, HS và cha mẹ HS. Việc giảng dạy và học tập thực chất đã đi dần vào
nề nếp, HS chăm học hơn. Việc giúp đỡ HS học lực yếu kém đã được các cơ quan
quản lý chỉ đạo chặt chẽ, các trường triển khai quyết liệt và thu được kết quả
tương đối tốt, góp phần nâng cao kết quả các kỳ thi. Lãnh đạo Bộ và các vụ đã
thường xuyên đi sâu đi sát nắm bắt tình hình cụ thể, những khó khăn, vướng mắc
của các vùng trên toàn quốc; phối hợp với các ban ngành đoàn thể, UBND và chính
quyền địa phương các cấp đề ra các giải pháp tích cực phục vụ phát triển GD của
địa phương.
Thứ ba, cơ
sở vật chất GD đã tiếp tục được cải thiện, nhất là ở các vùng khó khăn. Các
nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ hợp tác quốc tế và từ xã hội đã được kết
hợp để đẩy mạnh việc kiên cố hóa trường, lớp học.
Thứ tư,
thông qua 3 cuộc vận động trong ngành, sự tăng cường đầu tư, quan tâm chỉ đạo
của Đảng và chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể và
quan tâm của gia đình, sự nỗ lực của HS, về tổng thể, sự giảm sút chất lượng GD
đã được chặn đứng, chất lượng GD đã được nâng cao hơn, tạo tiền đề cho việc
phát triển nhanh hơn trong các năm sau.
Thứ năm,
năm học 2007-2008 đã tạo ra được những tiền đề mới cho phát triển GD ở giai
đoạn sau như: Đã hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ
GD&ĐT; chức năng, nhiệm vụ của sở GD&ĐT hợp lý hơn; việc đánh giá hiệu
trưởng qua GV đã được thực hiện; chiến lược phát triển GD giai đoạn 2008-2020
đã cơ bản được hoàn thiện; phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện,
HS tích cực đã được khởi động”.
6 hạn
chế, yếu kém
Báo cáo
tổng kết năm học của Bộ GD&ĐT cũng đã thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn
chế, yếu kém của ngành trong năm học vừa qua, đó là: Chất lượng GD còn chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của đất nước, đặc biệt ở các vùng điều kiện kinh
tế- xã hội khó khăn, HS yếu kém còn chiếm tỷ lệ khá cao, việc huy động HS ra
lớp và duy trì tỷ lệ đi học chuyên cần gặp nhiều khó khăn;
Công tác
phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập GD THCS ở các tỉnh miền núi, vùng
dân tộc thiểu số, vùng có hoàn cảnh kinh tế- xã hội khó khăn còn chậm, kết quả
đạt được chưa thực sự vững chắc. Dự kiến đến năm 2010, có thể có một số tỉnh
vẫn chưa đạt được mục tiêu này. Công tác xóa mù chữ chưa được quan tâm đúng
mức.
Kết quả về
đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn hạn chế, sự chỉ đạo của Bộ và các tỉnh còn
thiếu cụ thể, quyết liệt, mỗi bộ phận nhỏ cán bộ quản lý và GV chưa đáp ứng yêu
cầu đổi mới GD. Cá biệt có những trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo gây bức
xúc xã hội.
Cơ sở vật
chất kỹ thuật nhà trường ở nhiều địa phương vẫn còn thiếu thốn và lạc hậu:
thiếu đất, trường, lớp; trường học vẫn chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, thiếu
nhà vệ sinh, nước sạch, hệ thống thư viện còn nghèo nàn; thiết bị dạy học thiếu
và hiệu quả sử dụng kém.
Công tác
soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn rất chậm, không theo
kịp yêu cầu của thực tiễn phát triển GD trong nước và yêu cầu hội nhập với GD
quốc tế. Công tác thống kê số liệu về GD không kịp thời, thiếu chính xác. Một
số địa phương chưa chủ động, tích cực trong việc tham mưu về đầu tư và kế hoạch
dài hạn phát triển GD với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.
Bên cạnh
đó, tình trạng thiếu, thừa GV ở các cấp học đã kéo dài nhiều năm nhưng Bộ chưa
chỉ đạo giải quyết có hiệu quả.
Những
nhiệm vụ trọng tâm của năm học tới
Kết luận
Hội nghị, Phó Thủ tướng- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã phân tích
nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm mà ngành đã rút ra sau năm học vừa qua đồng
thời cũng nhấn mạnh 2 chủ đề của năm học sắp tới, đó là Năm học ứng dụng công
nghệ thông tin và Đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong GD.
Đặc biệt,
Phó Thủ tướng- Bộ trưởng đã chỉ rõ 5 nhiệm vụ trọng tâm mà ngành GD&ĐT sẽ
triển khai thực hiện trong năm học 2008-2009 sắp tới.
Đó là,
tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung: Nói không với tiêu
cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và
việc cho HS không đạt chuẩn lên lớp (HS ngồi sai lớp) sát với thực tiễn, phù
hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị, khắc phục cơ bản việc HS bỏ
học học, cho HS không đạt tiêu chuẩn lên lớp và các tiêu cực trong thi, kiểm
tra. Tại các tỉnh, các trường có kết quả thi tốt nghiệp THPT vừa qua cao hơn
rất nhiều so với kỳ thi 2007, lãnh đạo sở và các phòng ban, lãnh đạo trường và
các thầy cô cần thảo luận, khẳng định các giải pháp nào trong quản lý và dạy
học đã đem đến kết quả đó, đồng thời kiên quyết chấn chỉnh các hội đồng thi đã
làm sai quy chế để xảy ra việc quay cóp trong thi, nâng điểm trong khi chấm,
tiếp tục chay theo bệnh thành tích. Bộ GD&ĐT đã và sẽ chấm thẩm định bài
thi tốt nghiệp THPT năm 2008 của các tỉnh và thông báo kết quả cho lãnh đạo
tỉnh và các sở GD&ĐT, yêu cầu chấn chỉnh nếu cần thiết.
Triển khai
sâu rộng trong các trường mầm non, phổ thông phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, HS tích cực” nhằm tạo điều kiện cho HS đến trường học
tập trong không khí vui tươi, lành mạnh, được khuyến khích sáng tạo, rèn luyện
sức khỏe, được tổ chức các hoạt động vui chơi tích cực, chơi các trò chơi dân
gian phù hợp với lứa tuổi, góp phần phát huy, bảo tồn các giá trị lịch sử, văn
hóa, cách mạng ở địa phương.
Phó Thủ
tướng- Bộ trưởng cũng yêu cầu các cấp quản lý GD thành lập ban chỉ đạo để xây
dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức triển khai và đánh giá kết quả, nhân rộng điển
hình trong từng năm học. Riêng năm học 2008-2009, mỗi tỉnh, thành phố đều xây
dựng được ít nhất 1 trường ở mỗi cấp học đạt tiêu chuẩn “Trường học thân thiện,
HS tích cực”. Trong đó tập trung giải quyết 3 vấn đề: Mỗi nhà trường đều có nhà
vệ sinh và tổ chức HS làm vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên; mỗi trường phổ thông
đều nhận chăm sóc một di tích văn hóa, lịch sử , cách mạng; lựa chọn và đưa trò
chơi dân gian hoặc hoạt động vui chơi tích cực khác vào trường học.
Nhiệm vụ
trọng tâm thứ 2 đặt ra trong năm học tới là tiếp tục thực hiện phổ cập GD, đổi
mới nội dung, phương pháp GD; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đổi
mới phương pháp dạy và học. Theo đó, các địa phương vùng khó cần tăng cường đầu
tư kinh phí, huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi đi học, vận động HS bỏ học đi
học trở lại, phụ đạo HS yếu, tăng cường đội ngũ GV, mở rộng các hình thức tổ
chức dạy học theo chương trình GD thường xuyên, đưa lớp học về các cụm dân cư…
Việc nâng
cao chất lượng GD ở tất cả các cấp học cũng được đặt ra hết sức cụ thể. Riêng
đối với GD phổ thông, Bộ GD&ĐT đặt mục tiêu “mỗi trường học là một đơn vị
cơ sở tổ chức, động viên các thầy cô đổi mới phương pháp dạy học”. Theo Phó Thủ
tướng- Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, năm học tới sẽ triển khai dạy học theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng phù hợp với từng đối tượng HS; đối với các môn Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức, Giáo dục công dân sẽ tiến hành kiểm tra, đánh
giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của HS, giảm
yêu cầu học thuộc lòng, nhớ nhiều sự kiện, không làm bài theo mẫu; tổ chức dạy
học các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thủ công, Kỹ thuật, Thể dục, Giáo dục công dân,
Công nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với thực tế địa phương và
điều kiện nhà trường; Coi trọng việc thực hành vận dụng, tổ chức hình thức dạy
học linh hoạt theo hướng tích hợp…
Triển khai
thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ HS yếu kém, khắc phục tình trạng HS bỏ
học. Đối với HS dân tộc thiểu số, đặc biệt là HS lớp 1, trên cơ sở hướng dẫn
của Bộ, các địa phương, nhà trường lựa chọn phương án thích hợp để chuẩn bị và
tăng cường tiếng Việt cho HS, rút kinh nghiệm qua mỗi năm học.
Việc nâng
cao năng lực của hệ thống quản lý GD, đổi mới quản lý tài chính, huy động các
nguồn lực phát triển GD, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý GD
là nhiệm vụ trong tâm thứ ba mà ngành GD&ĐT sẽ thực hiện trong năm học tới.
Đối với việc đổi mới quản lý tài chính, sẽ thực hiện 3 công khai trong các cơ
sở GD công lập và ngoài công lập để người học và xã hội giám sát, đánh giá, đó
là: Công khai chất lượng đào tạo, công khai các điều kiện về cơ sở vật chất,
đội ngũ giáo viên; Công cai thu, chi tài chính. Bên cạnh đó sẽ có “4 kiểm tra”:
kiểm tra việc phân bổ và sử dụng ngân sách GD&ĐT; Kiểm tra việc thu và sử
dụng học phí trong các nhà trường; Kiểm tra việc sử dụng các khoản đóng góp tự
nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường; Kiểm tra việc thực hiện
chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho GV.
Nhiệm vụ
trọng tâm thứ tư là phát triển mạng lưới trường lớp, củng cố và tăng cường cơ
sở vật chất, thiết bị GD. Hoàn thành chỉ tiêu chương trình kiên cố hóa phòng
học và xây nhà công vụ GV; phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Trước
31/10/2008, hoàn thành cơ bản việc triển khai kết nối internet băng thông rộng
tới tất cả các sở với Bộ và hoàn thành việc thiết lập hệ thống email miễn phí
theo tên miền riêng của cơ sở GD&ĐT…
Chăm lo và
đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD là nhiệm vụ trọng
tâm thứ năm mà ngành GD&ĐT hướng tới với những “đầu việc” cụ thể. Trong đó
có việc ban hành quy định về tiêu chuẩn hiệu trưởng các cấp học. Song song với
đó là việc xây dựng chương trình chuẩn bồi dưỡng về quản lý GD cho các hiệu
trưởng các cấp học. Phó Thủ tướng- Bộ trưởng cho biết: Từ năm 2009 sẽ tiến hành
chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trong vòng 3 năm với khoảng 30.000 người.
Riêng năm học 2008-2009 dự kiến sẽ có khoảng 15.000 hiệu trưởng trường phổ thông
được bồi dưỡng về quản lý giáo dục.
3 chương
trình cấp quốc gia:
1. Phổ cập một
năm mẫu giáo 5 tuổi giai đoạn 2009-2015:
Xây dựng và
trình Chính phủ Đề án phổ cập 1 năm mẫu giáo 5 tuổi giai đoạn 2009-2015 nhằm
tạo điều kiện cho trẻ 5 tuổi tiếp cận với GD có chất lượng trong các loại hình
trường; chuẩn bị tiếng Việt, nhất là đối với trẻ em vùng khó khăn, vùng dân tộc
trước khi vào lớp 1. Đảm bảo trẻ em 5 tuổi ở những vùng khói khăn, vùng dân tộc
được đi học tại các trường mẫu giáo công lập, ở các vùng còn lại tăng cường huy
động trẻ từ 5 tuổi được học trong các loại hình trường.
2. Phát triển
và hiện đại hóa hệ thống trường THPT chuyên:
Lên quy hoạch
nâng cấp trường chuyên, đảm bảo cơ sở vật chất tối thiểu (về quỹ đất, về phòng
học, phòng thí nghiệm, máy tính và các dữ liệu tài nguyên khai thác); xây dựng
đội ngũ cán bộ quản lí và GV dạy chuyên; xây dựng chương trình khung, chuẩn
kiến thức cho trường chuyên; đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ, GV và HS
trường chuyên.
3. Củng cố và
phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú và nội trú dân nuôi theo
quy hoạch tạo nguồn đào tạo của cán bộ các địa phương; tổ chức dạy học và các
hoạt động phù hợp với trường PTDTNT và trường phổ thông có nội trú dân nuôi.
Xây dựng tiêu chí, định mức hỗ trợ cơ sở vật chất, GV và HS từ ngân sách và các
nguồn ngoài ngân sách.