An toàn giao thông, vấn đề rất được quan tâm hiện nay
27-03-2016
AN TOÀN GIAO THÔNG. VẤN ĐỀ RẤT ĐƯỢC QUAN TÂM HIỆN NAY
Đã từ lâu, an toàn giao thông là một vấn đề nhức nhối của
toàn xã hội. Những năm gần đây số tai nạn giao thông đã xãy ra càng nhiều, tỉ
lệ tử vong tăng rất nhanh. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ có suy nghỉ và
hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông? Do đó
chúng ta phải cần xây dựng văn hóa giao thông.
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay ta
thấy rằng các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại, số lượng ngày càng
tăng. Bây giờ 16 tuổi đã được chạy xe đạp điện, xe máy điện. Các bạn thân mến,
xe đạp điện và xe máy điện rất có ít cho học sinh, sinh viên vì các lợi ít như:
không cần nhiên liệu, không tốn sức đạp,... Đặc biệt xe đạp điện làm giảm thiểu
tai nạn giao thông, cho học sinh, sinh viên yên tâm hơn khi đi bằng xe đạp
điện, xe máy điện. Ngoài việc chấp hành những quy định giao thông đường bộ thì
người tham gia giao thông phải có văn hóa giao thông cần biết thể hiện sự tôn
trọng, nhường nhịn những đối tượng tham gia giao thông như trẻ em, người lớn
tuổi, phụ nữ mang thai và những người tàn tật biết giúp đỡ những người bị nạn,
người gặp rủi ro trên đường. Bên cạnh đó người có văn hóa giao thông là người
biết tỏ thái độ lên án với những hành vi thiếu văn hóa của người tham gia giao
thông như: không đội nón bảo hiểm, đua xe, gây tai nạn rồi bỏ trốn,... Có rất
nhiều tiêu chí để đánh giá về văn hóa giao thông mà chúng ta vừa kể trên, văn
hóa giao thông còn thể hiện được sự hiểu biết sâu rộng về những thông tin cần
thiết liên quan đến các cơ quan chức năng để kịp thời ứng phó trợ giúp khi có
rủi ro tai nạn xãy ra như số điện thoại bệnh viện, dịch vụ cứu thương... đó
chính là sự hợp tác điều kiện hổ trợ lực lượng chức năng hoàn thành nhiệm vụ
tuần tra, kiểm soát, xử lí trật tự an toàn giao thông, khi cần thiết, ngoài ra
nét văn hóa đó còn thể hiện ở trang phục quần áo gọn gàng, tiện lợi khi tham
gia giao thông.
Không đội mũ bảo hiểm, không giấy tờ xe, lạng lách, phóng
nhanh, đua xe,... đây là những hành vi thiếu văn hóa trong quá trình tham gia
giao thông đường bộ. Tất cả các điều này đều đáng lo ngại cho tính mạng của các
bạn học sinh và đây cũng là điểm đáng báo động cho các nhà trường quản lí giáo
dục học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Từ những yếu tố trên tôi thấy rằng nhà trường có vai trò rất
lớn trong việc giáo dục tuyên truyền cho học sinh những kiến thức cơ bản về
luật giao thông để họ ý thức tham gia giao thông để góp phần cải thiện được
tình trạng vi phạm giao thông như hiện nay. Xây dựng văn hóa giao thông cũng
chính là cho học sinh và các bậc phụ huynh có những nhận thức đúng đắng hơn về
an toàn giao thông.
Biết được bao cái chết thương tâm của những người vô tội và
biết bao những con người còn sống mà cơ thể không lành lặn chỉ vì những tai nạn
giao thông. Nguyên nhân do đâu thì có lẽ ai cũng biết tuy nhiên để giảm thiểu
tình trạng này thì mỗi chúng ta ai ai cũng có trách nhiệm bảo vệ mình trước khi
người khác bảo vệ, đây là vấn đề liên quan đến tính mạng con người. Chính vì
thế mà trách nhiệm không phải của riêng ai mà là của tất cả mọi người, của toàn
xã hội.
Là một học sinh mỗi người chúng ta cần phải xem xét lại toàn
bộ những hành động của mình khi tham gia giao thông tự giác học luật và thực
hiện đúng quy tắc mỗi khi ra đường. Nhà trường và xã hội cần đặc mục tiêu sau
đó áp dụng hướng dẫn học sinh và người dân của mình góp phần vào nếp sống an
toàn giao thông tại địa phương mình. Hãy lên tiếng vì an toàn giao thông để đảm
bảo sự an toàn của mình và những người xung quanh. Nếu làm được những viêc này
sẽ góp phần lớn vào việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội
và đất nước đang cần sự giúp đỡ của chính những con người đang sống trên mãnh
đất quê hương Việt Nam.
Phan Hằng - GDCD