Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >> Sử


Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học
05-11-2014

Đổi mới sinh hoạt

chuyên môn theo nghiên cứu bài học

 

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là gì? Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề này ? Vì sao phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học?

Bản chất của sự đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là xóa bỏ cách sinh hoạt chuyên môn truyền thống từ chổ chủ yếu quan sát giáo viên sang quan sát học sinh là trọng tâm, từ đánh giá trình độ, cách dạy của giáo viên sang suy ngẫm và chia sẻ việc học của học sinh, cùng suy đoán các nguyên nhân và đưa ra cách giải quyết khắc phục. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một quá trình với nhiều khâu, nhiều bước chứ không còn đơn thuần chỉ là một buổi các thành viên trong tổ đến để bàn bạc về một đơn vị kiến thức khó dạy nào đó trong chương trình nữa.

Từ chổ thay đổi đặc điểm, tính chất thì mục đích và ý nghĩa của sinh hoạt chuyên môn cũng sâu sắc và đúng nghĩa hơn: hiểu rõ hơn về cách học sinh học về tác dụng của phương pháp dạy học đến việc học tập của học sinh, xem nội dung, phương pháp dạy học có phù hợp không ? Học sinh có hứng thú học không? Có cần điều chỉnh gì không?...Đồng thời cũng cần hướng đến phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên thông qua sự tương tác có hệ thống với các giáo viên khác. Cần chú ý đến việc tạo ra bầu không khí thân thiện trong cộng đồng học tập và cùng chịu trách nhiệm, luôn luôn phải: “ Không bỏ rơi học sinh, không phê phán đồng nghiệp, tạo ra một cộng đồng học tập”.

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học có cơ sở lí luận và thực tiễn đó là : Thực trạng chất lượng giáo dục thấp là nguyên nhân thôi thúc, bức xúc của nhà trường phải đổi mới.Tính hiệu quả của nó đã được các nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản, Sigapore…kiểm chứng.

Theo các chuyên gia chu trình thực hiện đổi mới gồm có 4 bước: - Chuẩn bị bài dạy nghiên cứu -Tiến hành dạy minh họa và dự giờ - Suy ngẫm và thảo luận giờ học - Ứng dụng. Thước đo sự thành bại của giờ dạy là ở thái độ, hành vi, phản ứng của học sinh trong giờ học đó.

Thành phẩm cụ thể của cách làm nghiên cứu bài học đó chính là giáo án chung. Nhưng vận dụng giáo án chung phải có tính linh hoạt và mềm dẻo.

Nó là một khung kiến thức, là tư liệu và các phương pháp cụ thể áp dụng ở bài học đó. Và điều quan trọng thành phẩm này là kết quả trí tuệ  và tâm huyết của mọi thành viên trong tổ chuyên môn. Từ nội dung kiến thức đến  phương pháp, cách thức tổ chức giờ dạy…trong giáo án chung đã được tổ cùng suy ngẫm, thảo luận cùng xây dựng, thiết kế và kiểm chứng tính hiệu quả của nó sau khi dự giờ dạy minh họa. Quá trình tạo ra thành phẩm này là quá trình cọ sát thực tiễn và kết nối thân thiện giữa các thành viên trong tổ. Đó là con đường thiết thực để nâng cao chất lượng chuyên môn cho mỗi giáo viên. Cách làm này không đơn thuần và dễ dàng, ngược lại nó đòi hỏi sự đầu tư thời gian, công sức và trí tuệ của mọi giáo viên. Để tạo ra được một giáo án chung đòi hỏi cả tổ phải có một tinh thần và lộ trình làm việc rõ ràng, thậm chí làm đi làm lại, mới rút ra được một phương án dạy học phù hợp, hiệu quả. Chính sự trải nghiệm trong mỗi lần trao đổi. suy ngẫm và dự giờ đánh giá trong tổ về bài dạy sẽ làm cho mỗi giáo viên trưởng thành và cứng cáp. Tất nhiên khi vận dụng giáo án chung đó, mỗi giáo viên tùy thuộc vào thực tế giờ học, đối tượng học sinh từng lớp mà có những điều chỉnh hợp lý, không cưng nhắc. Trước đây mạnh ai nấy dạy, độc lập tác chiến bây giờ có cả một cộng đồng học tập và tương tác để cùng nghĩ, cùng làm, rõ ràng chất lượng và tính khả thi của một bài dạy được nâng cao hơn rất nhiều.

Lý luận là thế, nhưng bắt tay vào làm thực không dễ. Làm thế nào? luôn là câu hỏi đầy bức xúc và lo lắng của mọi giáo viên. Dĩ nhiên ban đầu, không tranh khỏi sự lúng túng, bở ngở, Vấn đề cốt yếu của sự đổi mới là nằm ở sự  quyết tâm, tính kiên trì, đoàn kết và tuân thủ của các thầy cô giáo. Triết lý dạy học mới: “ Không bỏ rơi học sinh, tạo cơ hội tối đa để trò được nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn” sẽ được thực thi khi chúng ta đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

             

                                                          Giáo viên: Phạm Thị Vân Anh

                                                                 Tổ: Sử - GDCD

Xem bài khác
  • Thử “ bàn” thêm nguyên nhân Liên Xô tan rã ?        (17-09-2014)
  • Giới thiệu sách Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam        (15-01-2014)
  • Làm thế nào để học sinh hứng thú học môn giáo dục công dân        (25-12-2013)
  • Xuất xứ cặp ngà voi trong dinh độc lập        (21-10-2013)
  • Các bài mới đăng
  • An toàn giao thông, vấn đề rất được quan tâm hiện nay        (27-03-2016)
  • Suy nghỉ về việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy GDCD ở trường THPT        (25-12-2015)
  • Một số kinh nghiệm bồi dưỡng HSG môn lịch sử THPT        (26-12-2014)
  • Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học        (05-11-2014)
  • Thử “ bàn” thêm nguyên nhân Liên Xô tan rã ?        (17-09-2014)
  • Giới thiệu sách Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam        (15-01-2014)
  • Làm thế nào để học sinh hứng thú học môn giáo dục công dân        (25-12-2013)
  • Xuất xứ cặp ngà voi trong dinh độc lập        (21-10-2013)
  • LỒNG GHÉP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUA GIẢNG DẠY ...        (16-01-2013)
  • TẠO HỨNG THÚ HỌC HƠN CHO HỌC SINH ...        (16-01-2013)