Môn
sinh học
vừa có đặc thù của một môn khoa học tự nhiên với những hệ thống lý thuyết tổng
quát, với những công thức và hệ thống bài tập tương đối phức tạp vừa mang đặc
thù của một môn khoa học thực nghiệm, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và
thực nghiệm. Ở cấp độ phổ thông, đó là sự kết hợp giữa hệ thống lý thuyết
và hệ thống bài tập vận dụng tương ứng.
Nội
dung kiến thức trong kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi Đại học của Bộ Giáo dục và Đào
tạo chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12, tuy nhiên để nắm vững và làm tốt được,
đòi hỏi học sinh phải có được hệ thống kiến thức nền có ở các cấp học và lớp
học trước đó.
Trong thời điểm này, các em đang phải căng thẳng với
những môn thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, với đặc thù từng môn học, không phải
học sinh nào cũng biết cách học, cách ôn thi hiệu quả.Để học tốt và làm bài
tốt môn Sinh học trong kỳ thi Tốt nghiệp và kỳ thi Đại học sắp tới
thiết nghĩ cũng không khó. Hy vọng những lời khuyên sau đây sẽ giúp các em đạt được
điểm tối đa trong 2 kỳ thi sắp tới.
1. Có thái độ
nghiêm túc trong học tập
Khi
xác định học theo khối B hay đơn giản là thi tốt môn Sinh trong kỳ thi Tốt
nghiệp, đơn thuần bạn đã có mục tiêu để theo đuổi. Khi đã có mục tiêu rồi, cần
phải nghiêm túc xác định việc học là của bản thân mình, cho mình và kết quả
cuối cùng do mình chịu trách nhiệm – không phải thầy cô, bố mẹ hay ai khác.
2.Không bỏ lỡ bất kỳ bài học nào Thi
trắc nghiệm là một lợi thế của môn Sinh học, không phải diễn giải nhưng học
sinh phải học thuộc và nắm chắc, hiểu đúng từ luận của đề thì mới đủ tự tin, an
tâm làm được bài. Hơn nữa, thi trắc nghiệm kiến thức dàn trải nên khi ôn tập,
học sinh không nên bỏ phần nào trong sách giáo khoa, thậm chí không được bỏ 1
mục nhỏ nào. Vì mỗi nội dung kiến thức nằm trong một tổng thể, khi hiểu được
vấn đề trước đó sẽ tạo tiền đề cho việc hiểu những kiến thức sau. Ví dụ:
nếu bạn không nắm được cấu trúc NST bạn sẽ không hiểu được bản chất của đột
biến cấu trúc và số lượng NST… Vì vậy, đừng bỏ bất kỳ bài học nào!
3. Có kế hoạch học sớm và học thường xuyên Đừng
đợi nước đến chân mới nhảy, khi đó thời gian sẽ tạo cho bạn một áp lực lớn, kết
quả rất khó có thể đạt tối đa được. Hãy có kế hoạch học sớm, thường
xuyên. Hãy tiếp thu hết những kiến thức mà thầy cô giảng trên lớp, về nhà hệ
thống hóa lại và mở rộng, đào sâu… hãy biết quý trọng thời gian trong các giờ
học. Rèn
luyện bài tập vận dụng ngay sau khi học lý thuyết, định hướng trước các câu hỏi
trắc nghiệm có thể ra về vấn đề mà mình đang học. Khi
học đến phần nào, hãy làm những bài tập vận dụng tương ứng, hãy suy nghĩ và dự
đoán những câu trắc nghiệm có liên quan đến vấn đề đang học sẽ giúp đỡ các em
rất nhiều. 4.Người có phương pháp học tốt là người vừa
học vừa bảo vệ sức khỏe của mình! Như
đã nói ở trên, đừng “chơi dài” rồi khi không còn thời gian nữa thì “co giò mà
chạy” học khuya đến 2h sáng, 3h sáng là một thói quen không tốt và ảnh hưởng
đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe thần kinh! Biết đâu đến kỳ thi lại lăn ra
ốm. Hãy tạo thói quen ăn uống và chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để giữ sức
khỏe chuẩn bị cho kỳ thi. 5.Đừng bao giờ ngần ngại hỏi những người khác Đừng
ngại hỏi người khác, đặc biệt là thầy, cô và các bạn khác, khi hỏi và được trả
lời là một phương pháp để nhớ kiến thức tốt.
6.Thời gian học và thời gian biểu Với
những học sinhcó thái độ học như đã kể
trên, việc học tốt môn Sinh không có gì là khó khăn. Tuy nhiên, với cách học để
thi thì việc định lượng khoảng thời gian trước khi thi là rất quan trọng. Hãy
lập một kế hoạch học và thời gian biểu cho môn Sinh học cũng như tất cả các môn
học khác. Tuần này, sẽ học hết những phần nào, hiểu bằng được các dạng bài tập
nào, làm nhuần nhuyễn dạng bài tập nào… sẽ làm bạn bớt căng thẳng.
7. Phương pháp đọc và ghi nhớ Trên
lớp, hãy cố gắng ghi nhớ những gì thầy cô giảng. Khi ôn tập phải bám sát chuẩn
kiến thức, kỹ năng và sách giáo khoa, xem đó là tài liệu chuẩn hướng dẫn học
sinh triển khai đề cương ôn tập đúng với trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá
tải.Tốt nhất nên sử dụng phương pháp sơ
đồ hệ thống hóa kiến thức kiểu bản đồ tư duy. Nên sử dụng bút nhớ trong quá trình
đọc. Tuy nhiên, đừng tô vàng cả cuốn sách, hãy tìm những từ khóa, đánh dấu và
nhớ những từ khóa đó. Các em sẽ thấy việc nhớ kiến thức Sinh cũng chẳng phải là
cực hình đâu!
8.Vận dụng bài tập để hiểu lý thuyết Một
bước cũng rất quan trọng là làm bài tập nhuần nhuyễn, đặc biệt là các bài tập
vận dũng những kiến thức lý thuyết đã học. Hệ thống lại các dạng bài tập
để dễ ghi nhớ.
9.Với kỳ kiểm tra, đọc kỹ đề trước khi làm bài Đây
là điều muôn thủa giáo viên nhắc học sinh nhưng rất nhiều học sinh không để ý
đến điều này, đặc biệt trong đề trắc nghiệm hãy chú ý những câu mang tính chất phủ
định để trả lời câu hỏi một cách chính xác. Ví dụ: Điều khẳng định nào
dưới đây là không chính xác về Chọn lọc tự nhiên?
10.Làm câu dễ trước, làm câu khó sau đừng để
mất điểm một cách ngớ ngẩn, nên làm bài theo nhiều vòng. Đối
với bài thi trắc nghiệm, đừng làm tuần tự từ đầu đến hết,điều này sẽ dẫn đến tình trạng mắc kẹt và đi
vào bế tắc mặc dù nhiều câu khác có thể làm được. Nên làm bài thi nhiều vòng,
lượt thứ nhất có thể trả lời nhanh được 50% số câu hỏi tùy khả năng, lượt thứ 2
suy nghĩ để trả lời những câu còn lại. Đừng để mất quá nhiều thời
gian dành cho các câu khó.
11.
Hãy tự thử sức mình
Tuy
học thuộc bài nhưng không ít học sinh trong các kỳ thi vẫn không đạt điểm cao,
thậm chí bị trượt, chính là do không chú ý đến phương pháp làm bài. Chính vì
thế các em nên tham khảo các đề thi trắc nghiệm môn Sinh học của Bộ GD-ĐT để
xem khả năng của mình như thế nào và quen dần với phương pháp làm bài thi trắc
nghiệm. Có hai cách giải quyết câu hỏi trắc nghiệm: Một là nhận ra phương án
đúng, hai là loại trừ phương án sai. Trong quá trình làm thử cũng nên căn
thời gian làm bài theo quy định của đề thi. Cái khó thì phải suy luận để xem
cái nào bất hợp lý trong đáp án.
Điều
quyết định sự thành công là ôn tập có thứ tự, biết phân phối thời gian, làm thử
nhiều đề, đọc nhiều sẽ giúp ta phát hiện nhanh, linh hoạt trong tính toán, thử
sai, loại trừ… Đọc hiểu nhanh, suy nghĩ lôgic, bấm máy chính xác, tự tin cộng
với ôn luyện sẽ là những yếu tố quan trọng để thi tốt.
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG TRONG 2 KỲ THI TỚI
!
GV: Trần Thị Bích Hồng
Tài liệu tham khảo:
1.Hướng dẫn ôn tập thi TN THPT môn Sinh học
2.Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng sinh học
3.Báo Giáo dục & Thời đại Online
4.Kinh nghiệm của các GV trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội