Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >> Sinh


Chương trình sinh học 12...
11-10-2009


CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12

NHIỀU NỘI DUNG CHƯA THỐNG NHẤT

 

GV: Nguyễn Đình Hải

 

Từ năm học 2008-2009, cả nước thay sách giáo khoa (SGK) mới cho khối lớp 12. SGK mới đưa ra nhiều bài tập ứng dụng hơn, thực hành nhiều hơn. Tuy nhiên ở chương trình sinh học, SGK mới cũng còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh cho phù hợp, thống nhất về nội dung. Sự không thống nhất giữa SGK, sách giáo viên (SGV), sách tham khảo (STK) đã gây không ít khó khăn cho GV và HS.

I. Kiến thức cơ bản:

- Mục biến động theo chu kỳ

SGK-cơ bản, trang 171 có ghi “Cá cơm ở vùng biển pêru có chu kỳ biến động là 7 năm”.

SGK-nâng cao, trang 225 có ghi “chu kỳ biến động số lượng của đàn cá cơm ở vùng biển pêru có chu kỳ biến động là 10-12năm”.

- Nhóm tuổi (SGK-cơ bản, trang 162): Quan sát hình 37.1 và cho biết mức độ đánh bắt cá ở các quần thể A, B, C

A. Quần thể bị đánh bắt…

B. Quần thể bị đánh bắt…

C. Quần thể bị đánh bắt…

Theo đáp án của SGV, trang 164 là:

A. Quần thể bị đánh bắt ít

B. Quần thể bị đánh bắt vừa

C. Quần thể bị đánh bắt quá mức

Điều này mâu thuẫn với nội dung đã trình bày trong SGK: “Ví dụ, khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới đều có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít thì có nghĩa là nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép. Ngược lại, nếu mẻ lưới chủ yếu có cá con, cá lớn rất ít thì có nghĩa nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức. Khi đó, nếu tiếp tục đánh bắt với mức độ lớn, quần thể cá sẽ bị suy kiệt”.

II. Nhiều câu hỏi trắc nghiệm có nhiều đáp án đúng, chọn đáp án nào?

1. Câu nào trong số các câu dưới đây nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN) đúng với quan niệm của Đacuyn? (SGK sinh học 12-cơ bản, trang 112).

A.CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sống sót của các cá thể.

B.CLTN thực chất là sự phân hóa về khả năng sinh sản của các kiểu gen.

C.CLTN thực chất là sự phân hóa về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau.

D. Cả A, B và C.

Câu này đã có 2 đáp án là:

+ Đáp án C (SGV-cơ bản trang 106).

+ Đáp án A (Sách hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THpT năm học 2008-2009 môn sinh-NXBGD, câu 4, trang 77).

2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là loài mới vì: (SGK sinh học 12-cơ bản, trang 132).

A. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nst.

B. Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.

C. Quần thể cây 4n giao phấn với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây 3n bất thụ.

D. Quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 3n.

Câu này đã có 2 đáp án là:

+ Đáp án C (SGV-cơ bản trang 124).

+ Đáp án A(Sách hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THpT năm học 2008-2009, môn sinh-NXBGD, câu 20, trang 81).

+ Một số sách khác lại chọn đáp án B.

3. Hãy chọn phương án trả lời đúng. (SGK sinh học 12-cơ bản, trang 194).

Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây:

A. Các loài trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

B. Năng suất sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.

D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.

Câu này đã có 2 đáp án là:

+ Đáp án C (SGV-cơ bản, trang 206).

+ Đáp án B(Sách hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THpT năm học 2008-2009, môn sinh-nxbgd, câu 12, trang 120).

4. Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí khác xa nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lý hơn cả? (SGK sinh học 12-cơ bản, trang 107).

A. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền nhau.

B. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau.

C. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.

D. Cả B và C.

Câu này đã có 2 đáp án là:

+ Đáp án C (SGK-cơ bản, trang 102).

+ Đáp án A (Sách hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THpT năm học 2008-2009, môn sinh-NXBGD, câu 3 trang 77).

Những thông tin trên, chọn lựa nào là đúng nhất cho tới nay chưa có tác giả nào lên tiếng, vậy HS sẽ theo ai? Vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan đến SGK, STK. Trong phạm vi bài viết tôi chỉ xin nêu một số vấn đề cơ bản nhất.

 


Xem bài khác
  • Hệ thống hóa kiến thức chương 2        (13-03-2009)
  • Quang hợp        (12-03-2009)
  • Biện pháp phát triển các loài cây ăn quả có múi        (08-02-2009)
  • Biện pháp phát triển các loài cây ăn quả có múi        (04-02-2009)
  • Các bài mới đăng
  • Chuyên đề tích hợp: Tiêu hóa với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe con người        (25-12-2014)
  • Vận dụng kiến thức tổ hợp để giải nhanh một số dạng bài tập trong di truyền học        (26-10-2014)
  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý và cải tạo môi trường        (27-04-2014)
  • Một số kiến thức liên quan đến bài Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN        (13-02-2014)
  • Hướng dẫn học sinh làm bài tập chương I SGK 12 - Cơ chế di truyền và biến dị        (25-12-2013)
  • Lồng ghép giáo dục môi trường vào trong tiết học        (14-11-2013)
  • Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học        (31-10-2013)
  • Tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ trong môn Sinh học        (12-04-2013)
  • Sử dụng phương pháp ma trận trong ra đề kiểm tra...        (08-01-2013)
  • Nắm chắc khái niệm để học tốt các quy luật di truyền        (04-12-2012)