Học sinh nhớ được (bản chất) những khái niệm cơ bản của
chủ đề và có thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu cầu.
Đây là bậc thấp nhất của nhận thức, khi học sinh kể tên, nêu lại, nhớ
lại một sự kiện, hiện tượng.
Thí dụ: Học sinh nhớ được ngày, tháng của một sự kiện lịch sử, tên một
nhân vật lịch sử cụ thể.
Thông hiểu
Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản
và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra gần với các ví dụ học sinh đã được
học trên lớp.
Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể giải thích được một sự kiện, hiện
tượng lịch sử, tóm tắt được diễn biến một sự kiện, nghe và trả lời được câu
hỏi có liên quan.
Thí dụ: Học sinh có thể giải thích được sự kiện lịch sử diễn ra như thế
nào.
Vận dụng ở cấp độ thấp
Học sinh vượt
qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng các khái niệm của chủ đề trong
các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp
trên lớp.
Ở bậc nhận thức này, học sinh có thể sử dụng được kiến thức để giải
quyết 1 tình huống cụ thể.
Thí dụ: áp dụng một sự kiện lịch sử này để lý giải một sự kiện khác.
Vận dụng ở cấp độ cao
Học sinh có khả năng sử dụng các
khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng
được học hoặc trải nghiệm trước đây, nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng
và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Các vấn đề này tương tự như
các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học.
Ở bậc này học sinh phải xác định được những thành tố trong 1 tổng thể
và mối quan hệ qua lại giữa chúng; phát biểu ý kiến cá nhân và bảo vệ được ý
kiến đó về 1 sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử nào đó.
Thí dụ: tìm hiểu một sự kiện,
hiện tượng, nhân vật lịch sử, học sinh phải phân biệt, phân tích được các sự
kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử khác nhau, v.v. Hoặc học sinh đánh giá
được một sự kiện, nhân vật lịch sử.
Trong dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức của bài
học, các nhà giáo dục đã đưa về các bậc:
Biết (bậc 1): Với các động từ: nêu, liệt kê, trình bày, khái quát, kể tên
v.v.
Hiểu (bậc 2 ) : Với các động từ: giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao,
hãy lí giải, vì sao nói v.v.
Vận dụng(bậc 3) : Với các động từ
: so sánh, phân tích, bình luận, nhận xét, vận dụng, đánh giá vv…
2.
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (qua ví dụ minh họa)
Người thực hiện: Đặng Viết Tiến – THPT số 1 Quảng
Trạch
Tên
Chủ đề
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ
đề 1: XDCNXH ở Miền Bắc, Đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở
Miền nam(1954 – 1965).
Trình
bày được đặc điểm, tình hình và nhiệm vụ nước ta sau hiệp định Giơ ne vơ.
Số câu 1
Số điểm 3Tỉ lệ 100%
Số câu: 1
Số điểm: 3đ
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu 1
3 điểm=30%
Chủ đề 2: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế
quốc Mỹ xâm lược Miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất 1965 – 1973.
Nêu những thắng lợi cơ bản của Quân và dân 3 nước Đông
Dương trên mặt trận Quân sự góp phần đánh bại ”Chiến lược VNHCT” và ”Đông
Dương HCT” 1969 – 1973
Hiểu được âm mưu thủ đoạn của Mĩ - Ngụy trong thực hiện
”Chiến lược VNHCT” và ”Đông Dương HCT” 1969 – 1973.
Số câu 1
Số điểm 5Tỉ lệ 100%
Số câu:1/2
Số điểm: 2,5
Số câu:1/2
Số điểm: 2,5
Số câu
Số điểm
Số câu 2
5 điểm=50%
Chủ đề 3: Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở Miền
Bắc giải phóng hoàn toàn Miền Nam(1973- 1975)
giải thích được vì sao ta chọn Tây Nguyên làm hướng tấn
công mở màn, phân tich bước ngoặt của chiến thắng Tây Nguyên.
Số câu
Số điểm 3Tỉ
lệ 100 %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu 1
Số điểm 2
Số câu 1
2 điểm=20%
Tổng số câu 3
Tổng số điểm 10
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 3
30%
Số câu1
Số điểm 5
50%
Số câu1
Số điểm2
20%
Số câu 3
Số điểm 10
100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC2010 - 2011
Môn: Lịch sử 12
- Thời gian 45 phút
Câu 1: Trình bày đặc
điểm, tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ Ne Vơ 1954?
(3đ)
Câu 2: Âm mưu, thủ đoạn của đế
quốc Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến
tranh” ? Nêu những thắng lợi lớn trên mặt trận quân sự của quân và dân 3 nước
Đông Dương trong chiến đấu chốngchiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” 1969 – 1973 ?
(5đ)
Câu 3: Vì sao Đảng ta
chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trongnăm 1975? Ý nghĩa của chiến thắng Tây Nguyên.
(2đ)
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA 1
TIẾT LỚP 12 HỌC KỲ II
BAN CƠ BẢN :THỜI GIAN (45 PHÚT)
Câu1:Trình bày đặc điểm, tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp
định Giơ Ne Vơ 1954?( 3đ)
+Đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị
xã hội khác nhau:
-Miền
Bắc hoàn toàn giải phóng.....0,5đ
-Miền
Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.....0,5đ
+Nhiệm vụ của cách mạng trong
thời kì mới.
-Miền
Bắc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế,tiến lên CNXH....1đ
-Miền
Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân , thực hiện thống nhất đất
nước....1đ
Câu
2: Âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” ? Nêu những thắng lợi lớn trên mặt trận
quân sự của Quân và dân 3 nước Đông Dương trong chiến đấu chốngchiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và
“Đông Dương hóa chiến tranh” 1969 - 1973? (5đ)
+ Âm mưu, thủ
đoạn: 2,5đ
- “Việt Nam hóa chiến tranh” được
tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực
và không quân, hậu cần của Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn. 0,75đ
-Giảm
xương máu của người Mĩ trên chiến trường, tận dụng xương máu người Việt Nam vì
mục đích thực dân mới của Mĩ. Thực chất đó là sự tiếp tục âm mưu “Dùng người
Việt đánh người Việt”. 0,75đ
-Quân
đội Sài Gòn còn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong việc
mở rộng xâm lược Campuchia và Lào, thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh
người Đông Dương”. 0,5đ
- Lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung,
thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô. 0,5đ
+ Nêu những thắng lợi lớn trên mặt trận
quân sự của quân và dân 3 nước Đông Dương trong chiến đấu chốngchiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và
“Đông Dương hóa chiến tranh” 1969 - 1973?(2,5 đ)
- Từ 30/4 đến 30/6/1970, quân đội Việt Nam phối hợp
với quân đội Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn
quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.... 0,75đ
-Từ 12/2 đến 23/3/1971 quân đội Việt Nam phối hợp với nhân dân Lào
đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719” của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài
Gòn.... 0,5đ
-Ngày 30/3/1973 quân ta mở rộng
cuộc tiến công chiến lược với hướng chính là đánh vào Quảng Trị,rồi phát triển rộng khắp miền Nam.....0,75đ
-Kết quả : Đến cuối 6/1972 quân ta đã
chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ, loại khỏi vòng chiến 20 vạn quân đội Sài Gòn, giải phóng những vùng đất đai
rộng lớn và đông dân. 0,5đ
Câu 3: Vì sao Đảng
ta chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trongnăm 1975? Ý nghĩa của chiến thắng Tây Nguyên
2đ
+Đảng ta chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu vì:
- Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng mà cả ta và địch
đều cố nắm giữ …….0,5
- Lực
lượng của địch tương đối mỏng và sơ hở do nhận định sai hướng tấn công của
ta……..0,5
+Ý nghĩa :
- Mở ra
quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân ngụy quyền..0,5đ
-
Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới từ tiến công chiến
lược ở Tây Nguyênphát triển thành tổng
tiến công chiến lược trên toàn Miền Nam.........1đ