Trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta trong giai đoạn mới, Đảng
và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác phát triển con người toàn diện. Giáo dục
thể chất và hoạt động thể dục thể thao (TDTT) giữ một vai trò quan trọng trong
việc phát triển con người toàn diện có đạo đức, có trình độ nghiệp vụ chuyên
môn, có đầy đủ sức khỏe và nâng cao trình độ văn hóa thể chất dân tộc.
Trong
những năm qua, giáo dục nói chung, giáo dục thể chất nói riêng ở nước ta có
nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhằm thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đọan công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục. Mục tiêu,
nhiệm vụ của các bộ môn; trong đó có bộ môn Thể Dục cũng đã có những đổi mới
dẫn đến đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.
I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐỔI MỚIPPDH THỂ
DỤC
1) Mục tiêu, nhiệm vụ bộ môn thể dục đã có sự đổi mới đòi hỏi phải
đổi mới PPDH:
Chương
trình thể dục trước đây đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ trong đó có hai mục
tiêu cơ bản là:
-
Truyền thụ kiến thức, kỹ năng cơ bản các môn học TDTT.
-
Rèn luyện thể lực, góp phần củng cố, nâng cao sức khỏe cho học sinh.
Trong
đó mục tiêu truyền thụ kiến thức, kỹ năng là trọng tâm. Rèn luyện thể lực chỉ
là nhiệm vụ thứ yếu. Vì thế, trong quá trình lên lớp, mọi họat động diễn ra đều
tập trung vào việc truyền thụ kiến thức, củng cố nâng cao kiến thức kỹ năng.
Thời gian dành cho việc luyện tập nâng cao thể lực quá ít, lượng vận động quá
nhẹ chưa đủ để làm biến chuyển thể lực của người tập. Kết quả học tập của học
sinh thấp, bài tập ít có tác dụng rèn luyện thể lực cho học sinh. Tới nay, hai mục tiêu, nhiệm vụ này phải
được coi trọng như nhau. Hai mục tiêu này có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Một trong các đặc trưng cơ bản của môn thể dục là thực hành, là luyện tập, học
đi đôi với hành. Thông qua luyện tập để hình thành, củng cố, nâng cao kĩ năng.
Luyện tập là hoạt động cơ bản của dạy học thể dục.
Trong quá
trình luyện tập với các bài, các động tác khác nhau, với lượng vận động hợp lý
sẽ có tác dụng, ảnh hưởng không nhỏ tới việc rèn luyện thể lực cho học sinh .
Khi các em được luyện tập thì các kỹ thuật, kỹ năng, động tác cũng được cũng
cố, nâng cao.
Việc học tập
kỹ thuật của học sinh là một quá trình đòi hỏi phải có thời gian. Thời gian
nhiều hay ít tùy thuộc vào động tác, bài tập khó hay dễ và phải luyện tập với
số lần cần thiết thì kỹ thuật, kỹ năng mới được hình thành, mới có tác dụng rèn
luyện thể lực, nâng cao sức khỏe. Như vậy, muốn có nhiều thời gian cho học sinh
luyện tập, rèn luyện kỹ năng, rèn luyện thể lực thì nhất thiết phải đổi mới
PPDH.
2) Người
giáo viên là yếu tố quyết định trong việc đổi mới PPDH:
Trong mấy năm
gần đây, đội ngũ giáo viên thể dục của trường ngày càng được nâng cao về mặt
chất lượng. Các giáo viên đều có trình độ đại học. Hàng năm, đa số giáo viên
đều được dự các lớp tập huấn chuyên môn. Về số lượng, hiện nay nhà trường đã có
đủ giáo viên đảm bảo cho việc giảng dạytrong toàn trường.
Với số lượng
và chất lượng giáo viên hiện nay là cơ sở chủ yếu, yếu tố quan trọng trong việc
đổi mới PPDH.
3) Cơ sở
vật chất, sân tập, trang thiết bị đồ dùng phục vụ dạy học thể dục ở trường là
điều kiện cần có cho việc đổi mới PPDH :
Mặc dù trong
mấy năm gần đây, sân tập, trang thiết bị, dụng cụ dùng cho giảng dạy, luyện tập
từng bước được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới
PPDH thể dục ở nhà trường. Tuy vậy, so với nhu cầu chuyên môntheo chương trình của Bộ GD-ĐT, thì thầy dạy
và trò tập vẫn còn thiếu sân bãi, dụng cụ rất nhiều như sân cầu lông, sân đá
cầu .... vv.
Chính sự thiếu
thốn này, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới PPDH, cải tiến phương pháp để lên lớp,
sắp xếp các nội dung của một tiết học nhằm sử dụng tối đa sân tập, trang thiết
bị, dụng cụ hiện có để tổ chức họat động dạy - học gặp nhiều khó khăn.
II- HIỆN
TRẠNG VIỆC DẠY HỌC MÔN THỂ DỤC Ở TRƯỜNG THPT
1- Điều kiện
về sân bãi tập luyện, trang thiết bị dụng cụ còn thiếu rất nhiềunên rất khó khăn cho việc đổi mới PPDH.
2- Chương
trình thể dục trước đây với mục tiêu kiến thức là mục tiêu quan trọng nhất.
Điều này, phù hợp với mục tiêu của nhiều môn học ở các trường THPT trên toàn
quốc. Xuất phát từ mục tiêu đó, giáo viên khi lên lớp đã giảng giải, phân tích
các động tác một cách tỉ mỉ. Điều này rất cần thiết, nhưng vì sử dụng thời gian
quá nhiều để giảng giải, phân tích nên học sinh không có nhiều thời gian để
luyện tập, mà khi đã luyện tập ít thì việc hình thành kỹ thuật, rèn luyện kỹ năng,
rèn luyện thể lực cũng chưa đạt yêu cầu.
Mặc khác, xuất
phát từ những yếu tố khách quan lẫn chủ quan, nên chương trình thể dục còn cứng
nhắc chưa đáp ứng được sở thích của học sinh. ở những nước tiên tiến trên thế
giới, khi học thể dục học sinh sẽ được tùy ý chọn môn thể thao mà mình yêu
thích.
3- Trong quá
trình lên lớp, vẫn còn giáo viên thực hiện các bước lên lớp một cách cứng nhắc,
tuần tự đi từ bước này sang bước khác, làm cho giờ học nhàm chán, nặng nề. Chưa
kết hợp và giải quyết hài hòa giữa các bước lên lớp.
4- Các hình
thức lên lớp thì đơn điệu, phần lớn giáo viên chỉ sử dụng phương pháp dòng
chảy.
5- Khâu tổ
chức chưa tính toán hết, nên trong giờ học mất nhiều thời gian tập hợp cũng như
luân chuyển đội hình làm ảnh hưỏng không nhỏ đến thời gian luyện tập của học
sinh.
6- Chưa tận
dụng hết những dụng cụ và điều kiện sân tập để tổ chức cho học sinh luyện tập.
7- Cách đánh
giá xếp loại kết quả học tập của học sinh còn những điều chưa hợp lý và chính
xác đặc biệt đối với học sinh các lớp chọn
8- Một bộ phận
nhỏ học sinh chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc học môn thể dục. Với những
hiện trạng trên, làm cho chất lượng giờ dạy chưa thật đạt yêu cầu. Thực tế và
mục tiêu còn có một khoảng cách cần được khắc phục nhằm thực hiện có chất lượng
mục tiêu rèn luyện kỹ năng và rèn luyện thể lực, góp phần nâng cao sức khỏe cho
học sinh.
III-MỘT SỐ
GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PPDH GIỜ DẠY THỰC HÀNH MÔN THỂ DỤC :
Đổi mới PPDH
là một yêu cầu khách quan của bộ môn. Đổi mới PPDH không phải là gạt bỏ, thay
thế PPDH hiện có mà vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp hiện có để đạt
mục tiêu của môn học. Riêng môn thể dục không chỉ đổi mới về phương pháp mà còn
phải đổi mới về cách sắp xếp nội dung một tiết học, đổi mới về tổ chức lên
lớp... nghĩa là phải đổi mới toàn diện ở mọi hoạt động trên lớp.
1- Đổi
mới quan điểm dạy học, lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học:
- Hướng dẫn
học sinh tham khảo, đọc tài liệu phân tích kỹ thuật động tác, luyện tập ở nhà.
- Sử dụng câu
hỏi, nêu tình huống có vấn đề để học sinh tổ chức thảo luận, tổ chức khám phá,
tổ chức luyện tập trước.
- Cho học sinh
thường xuyên tham gia kiểm tra, tự kiểm tra, tự đánh giá.
- Khuyến khích các em tự do
sáng tạo trong tư duy.
2- Đổi
mới nội dung, chương trình:
- Khung chương
trình đã được Bộ GD-ĐT qui định cụ thể,giáo viên nên tăng cường thêm hoặc hàng
năm thay đổi những môn thể thao tự chọn mà học sinh ham thích. Hướng về lâu dài
nên cho học sinh có quyền tùy ý chọn môn TDTT mà mình yêu thích.
3- Đổi
mới cách đánh giá, hình thức thi:
-giáo viên kiểm tra đánh giá nên lồng ghép
đánh giá cả ý thức thái độ trong quá trình học tập của học sinh
- Tiến hành
nhiều hình thức kiểm tra, thi: Tự luận, Trắc nghiệm, vấn đáp, sử dụng đề
mở...Khi kiểm tra thực hành nên kiểm tra cả thành tích lẫn kỹ thuât thực hiện
động tác.
- Có thang
điểm (ở nội dung thực hành) phù hợp cho từng đối tượng, trình độ, sức khỏe học
sinh.
4- Thay
đổi PPDH :
4.1* Khi giáo
viên sử dụng nhóm phương pháp dùng lời nói (phương pháp giảng giải, phát vấn,
đàm thoại, kể chuyện, mệnh lệnh) để truyền thụ kiến thức cho học sinh:
- Nếu dạy động
tác mới, giáo viên cần nói ngắn gọn, dễ hiểu, dùng thuật ngữ chính xác.
- Khi phân
tích kỹ thuật động tác tránh dài dòng mà cần xoáy vào trọng tậm vào những yếu
lĩnh kỹ thuật quan trọng.
- Các động tác
bổ trợ không nhất thiết phải phân tích mà chỉ cần làm mẫu và tổ chức cho học
sinh tập luyện ngay.
- Trong thời
gian học sinh nghỉ ngơi tích cực giữa 2 lần tập, giáo viên có thể phát vấn, kể
chuyện, trình bày ngắn gọn một vấn đề nào đó... nhằm cung cấp thêm thông tin và
gây hưng phấn cho học sinh.
4.2* Khi giáo
viên sử dụng nhóm phương pháp trực quan (làm mẫu, cho xem tranh ảnh, biểu đồ,
phim....)
- Chú ý đến vị
trí làm mẫu, chọn hướng làm mẫu để học sinh có thể nhìn rõ,nhìn thấy biên độ,
góc độ động tác.
- Làm mẫu phải
chính xác, làm mẫu ít nhất 2-3 lần trước khi phân tích, giảng giải kỹ thuât.
- Tăng cường
sử dụng tranh ảnh, biểu đồ... giúp cho học sinh nắm được kỹ thuật một cách
nhanh hơn mà không tốn thời gian và có thể tự so sánh giữa động tác của mình
với tranh ảnh kỹ thuật.
4.3* Sắp xếp
nội dung một cách hợp lý :
- Mỗi buổi học
(thường 2 tiết ) nên có 2 đến 3 nội dung.
- Kết hợp ôn
tập, học mới, tập luyện, kiểm tra không nhất thiết phải thành một mục riêng.
- Luân chuyển
giữa các nội dung một cách hợp lý.
4.4* áp dụng
hình thức lên lớp một cách linh hoạt :
- Mạnh dạn áp
dụng các phương pháp, các hình thức lên lớp như: dòng chảy, phân nhóm, phân
nhóm xoay vòng. Tuỳ theo từng bài mà giáo viên áp dụng phương pháp, hình thức
cho linh hoạt.
- Mạnh dạn sử
dụng phương pháp trò chơi, thi đấu....
5- Sử
dụng các phương tiện dạy học một cách hợp lý, hiệu quả
IV- MỘT SỐ
YÊU CẦU NHẰM THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PPDH MÔN THỂ DỤC:
1- Đối
với nhà trường :
* Các cấp lãnh
đạo cần quan tâm, đầu tư hơn nữa đối với bộ môn thể dục.
* Tăng cường
đầu tư sân bãi, trang thiết bị cho bộ môn. Đây là một khâu rất quan trọng không
thể thiếu trong quá trình đổi mới PPDH:
+ Mỗi năm học
xây dựng, làm mới một loại sân tập cần thiết như sân cầu lông, đá cầu...vv
+ Cải tạo và
nâng cấp các sân tập có sẳn.
* Hàng năm
phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức các hoạt động thi
đấu HKPĐ hoặc giải ĐKHS trong toàn trường tham gia thi đấu
2- Đối
với giáo viên:
* Thường xuyên
học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi
của việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn. Phải dự giờ, trao
đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp để rút kinh nghiệm
nâng cao nghiệp vụ sư phạm.
* Nâng cao
chất lượng bài soạn
*
Giọng nói, mệnh lệnh điều
hành luyện tập phải rõ ràng, mạch lạc, nhanh gọn.Trang phục, tác phong nghiêm
túc, mô phạm.
3- Đối
với học sinh
* Phải xác
định được tầm quan trọng của môn học.
* Phải phát
huy tính tự giác tích cực trong học tập, phát huy năng lực cá nhân trong hoạt
động TDTT, trong tự nghiên cứu, tự luyện tập thêm ở nhà....
* Khi lên lớp
nhất thiết phải mặc đúng trang phục TDTT.
* Khuyến khích
các em tham gia các hoạt động TDTT ở ngoài trường trong khi nhà trường chưa đáp
ứng hết nhu cầu luyện tập của các em.