Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >> Thể dục


Nguyên tắc tự giác tích cực trong tập luyện TDTT
22-11-2013

NGUYÊN TẮC TỰ GIÁC TÍCH CỰC TRONG TẬP LUYỆN TDTT

Tính tích cực của người tập TDTT thường thể hiện qua hoạt động tự giác, gắng sức nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập, được bắt nguồn từ thái độ học tập tốt, cố gắng năm được nhưng kỷ năng kỷ xảo,cùng hiểu biết có liên quan, phất triển thể chất và tinh thần.

Rỏ ràng, tính hiệu quả của quá trình sư phạm phụ thuộc rất nhiều vào tính tự giác, tích cực của học sinh.

Để phát huy được tính tự giác tích cực của học sinh cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giáo dục thái độ tự giác và hứng thú bền vửng đối với mục đích tập luyện chung củng như các nhiệm vụ cụ thể của buổi tập.

+ Động cơ tham gia hoạt động là tiền đề cần thiết để đảm bảo thái độ tự giác đối với hoạt động. Động cơ tham gia tập luyện rất đa dạng, ở mổi lứa tuổi, mổi người khác nhau và mổi giai đoạn khác nhau thì củng khác nhau. Thông thường ở trẻ em những động cơ đó là ngẫu nhiên, không quan trọng và sâu sắc.(ví dụ: ham muốn có thể hình đẹp, thích thể thao theo ý nghĩa nông cạn…). Vì vậy, phải xây dựng động cơ đúng đắn cho học sinh và người tập.

Do đó, giáo viên TDTT phải biết hình thành cho người tập hiểu được ý nghĩa chân chính của hoạt động thể dục thể thao, hiểu được bản chất xã hội của TDTT và TDTT như một phương tiện để phát triển toàn diện câu đối cơ thể, củng cố và nâng cao sức khỏe, chuẩn bị cho hoạt động sáng tạo và Bảo vệ tổ quốc.

+ Hứng thú là hình thức biểu hiện của động cơ: đó là sự tập trung tích cực sự chú ý và ý nghĩ về một đối tượng, một hoạt động nhất định. Chính vì vậy, hứng thú giử một vai trò quan trọng trong tích cực tự giác học tập của học sinh. Nên việc xây dựng hứng thú tập luyện cho học sinh là cơ sở vững chắc phát huy tính tự giác tích cực cho học sinh.

Hứng thú được biểu hiện dưới 2 hình thức:

+ Hứng thú nhất thời: biểu hiện thái độ tự giác tích cực trong buổi tập khi có các hình thức tập luyện hợp lý hấp dẫn.

Xây dựng hứng thú nhất thời bằng các PP sau:

·Tiến hành buổi tập sinh động, có sức lôi cuốn.

·Tăng cường các cuộc thi đấu nhỏ và sử dụng PP trò chơi.

·Sử dụng các hình mẫu trực quan, hợp lý, đẹp để tăng tính nghệ thuật của kỷ thuật động tác…

+ Hứng thú bền vững: biểu hiện trong suốt quá trình học tập. Vì vậy, trong quá trình giáo dục thể chất phải xây dựng hứng thú bền vững cho học sinh tức là làm cho học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của tập luyện TDTT. Điều đó sẻ tạo cho học sinh củng như người tập có thái độ tự giác tích cực trong suốt quá trình tập luyện.

- Kích thích sự phân tích một cách có ý thức, việc kiểm tra và dùng sức hợp lý khi thực hiện các BT thể chất.

Trong GDTC chỉ có thể lặp lại động tác một cách thường xuyên, liên tục, có phân tích chỉ rỏ nhưng ưu nhược điểm thì người tập mới nhanh chóng năm được kỷ thuật động tác và mới nâng cao được hiệu quả các lần thực hiện động tác. Ngoài vai trò chủ sđạo của giáo viên trong đánh giá và uốn nắn hoạt động của người tập thì kết quả của tập luyện còn phụ thuộc nhiều vào sự tự đánh giá của người tập kể cả năng lực đánh giá cả không gian và thời gian và dùng sức trong quá trình thực hiện động tác.

Do vậy, trong quá trình giảng dạy để đạt hiệu quả cao, cần phải nâng cao khả năng tự kiểm tra và đánh giá kết quả của học sinh bằng cách thông tin cấp tốc các thông số động tác, tạp luyện bằng tư duy…

- Phải giáo dục tính tự lập, chủ động, sáng tạo cho học sinh.

Tính tự lập, chủ động, sáng tạo là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động vận động. Vì vậy phải giáo dục cho học sinh những kỷ năng tự giải quyết các nhiệm vụ vận động và sử dụng một cách hợp lý các phương tiện, PP giáo dục thể chất. Muốn vậy cần truyền thụ một cách có hệ thống cho người tập các kiến thức nhất định trong giáo dục thể chất, phải phát triể ở học các kỷ xảo sư phạm cho dù đơn giản nhất củng như kỷ xảo tự kiểm tra.

Chú ý: để phát huy tính tự giác tích cực cần phải thường xuyên biểu dương đánh giá thành tích học tập của học sinh.

TRẦN THỊ BÌNH

( Tổ TD – GDQPAN)

Xem bài khác
  • Một số điều cần biết khi tập luyện bơi lội        (24-08-2013)
  • Kinh nghiệm và biện pháp năng cao hiệu quả dạy học môn bóng đá        (21-08-2013)
  • Một số bài tập nâng cao tốc độ ...        (21-05-2013)
  • Chạy bền        (21-05-2013)
  • Các bài mới đăng
  • Luật cầu lông        (15-01-2015)
  • Để học sinh yêu môn giáo dục thể chất        (27-12-2014)
  • Kích thước sân cầu lông        (05-11-2014)
  • Luật đá cầu        (05-10-2014)
  • Phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn thể dục        (13-02-2014)
  • Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ        (19-12-2013)
  • Nguyên tắc tự giác tích cực trong tập luyện TDTT        (22-11-2013)
  • Một số điều cần biết khi tập luyện bơi lội        (24-08-2013)
  • Kinh nghiệm và biện pháp năng cao hiệu quả dạy học môn bóng đá        (21-08-2013)
  • Một số bài tập nâng cao tốc độ ...        (21-05-2013)