TRONG DẠY HỌC SINH HỌC LỚP 10 NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT
ĐỘNG
NHẬN THỨC TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
I.Lệnh hoạt động là gì? Vai trò của
nó trong việc tăng cường hoạt động nhận thức tích cực của HS trong quá trình
dạy học?
Nâng cao tính tích cực, tự lực trong hoạt động học tập của HS là yêu cầu
cơ bản của nhiệm vụ Phát triển trong quá trình DH, bảo đảm mục đích đào tạo
những con người tự chủ, năng động, sáng tạo. Việc phát huy tính tích cực nhận
thức của HS đảm bảo chất lượng lĩnh hội kiến thức. L.N.Tolstoi đã viết “kiến
thức chỉ thực sự là kiến thức khi nó là thành quả những cố gắng của tư duy chứ
không phải là của trí nhớ”
Trong thời đại ngày nay- thời đại công nghiệp hoá, hiện đại
hoá - thời đại mà tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật nhanh như vũ bão thì
phương pháp truyền thống theo kiểu Thầy đọc - Trò tiếp thu không còn phù hợp.
Kho tàng tri thức của của nhân loại ngày càng được bổ sung, phát triển, trở nên
khổng lồ mà thời lượng dạy học ở nhà trường có giới hạn, không cho phép truyền
đạt được nhiều tri thức cho học sinh. Mặt khác trong xã hội mới, lao động hiện
đại đòi hỏi mỗi người phải có tri thức cần thiết và phù hợp. Chính vì vậy, mỗi
người đều phải có năng lực tự tìm được (tiếp cận, hiểu, vận dụng được) những tri
thức cần thiết cho cuộc sống và lao động của mình - nghĩa là họ phải có năng
lực tự học, tích cực, sáng tạo trong học tập vận dụng. Năng lực đó cần phải rèn
luyện trong thời gian họ còn là học sinh phổ thông với những PPDH phù hợp.
Với những lý do trên, ngành GD nước ta đã và đang tiến hành công cuộc
đổi mới toàn diện để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cho phù hợp với
tình hình mới. Trong đó, mảng quan trọng là đổi mới PPDH - đổi mới theo hướng
hoạt động hoá người học, nhằm tạo điều kiện tối đa để khơi dậy tiềm năng trí
tuệ của HS, giúp họ có điều kiện sử dụng vào việc tìm tòi tri thức mới.
Trên tinh thần dổi mới PPDH, tạo điều
kiện cho HS được làm việc tích cực, chủ động, cũng chính là để thực hiện phương
châm mới : biến quá trình DH thành quá trình tự học, HS là chủ thể của quá
trình nhận thức và vận dụng kiến thức; GV là người đạo diễn, hướng dẫn HS chủ
động, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu, tiếp nhận tri thức, SGK Sinh học mới
đã đưa vào trong các bài học các “lệnh hoạt động” được kí hiệu bằng các hình
tam giác màu đỏ . Lệnh hoạt động còn có các tên gọi khác như: “việc cần làm”,
“những điều cần thực hiện trên lớp ( quan sát - thảo luận - trả lời câu hỏi)” (
theo SGK Sinh học 10 ban nâng cao); hay “những lệnh phải thực hiện trên lớp”(
theo SGK Sinh học11 chuyên ban) nhưng tất cả các lệnh đó đều được đưa ra nhằm
một mục đích là định hướng cho GV và HS tư duy tích cực để xác định các đặc
điểm cấu trúc thể hiện trong hình, hoặc phân tích sự phù hợp giữa cấu trúc và
chức năng, hoặc vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế, hiểu
chính xác các khái niệm...Đây là các câu hỏi, các vấn đề được nêu trong bài
giúp HS dừng lại tự nghiên cứu hoặc trao đổi với nhau. Nếu không tự trả lời
được, HS có thể nhờ sự trợ giúp của GV. Thông qua các “ lệnh hoạt động” này HS
sẽ rèn luyện được kĩ năng diễn đạt, khả năng làm việc tập thể, khả năng suy
luận và khái quát hoá. Lệnh hoạt động có thể được sử dụng như là một bước dẫn
dắt giúp HS đi tìm và tiếp cận kiến thức mới trong mục, bài hay được sử dụng
sau khi HS đã tiếp cận kiến thức để cũng cố kiến thức mà các em vừa được học.
Như vậy, ta thấy SGK Sinh học 10 mới đã tạo
điều kiện thuận lợi cho HS nâng cao năng lực tự học, đa dạng hoá các hình thức
học tập, tạo điều kiện để HS được tự nghiên cứu, chủ động trong việc phát hiện
và giải quyết vấn đề. Đồng thời giúp GV đổi mới PPDH theo hướng tổ chức, hướng
dẫn HS tự lực nghiên cứu, tìm ra tri thức mới. Đây là bước cải tiến mới của SGK
chuyên ban với mong muốn góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt
động học tập của HS.
Tuy nhiên, nội dung các “ lệnh hoạt động” mới chỉ là những gợi ý cơ bản,
GV cần dựa vào đó để xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập và thực hiện đầy đủ các
bước DH nhằm khai thác tối ưu hoạt động tích cực nhận thức của của HS trong quá
trình học tập. Để các
“
lệnh hoạt động”thực sự mang lại hiệu
quả cao thì đòi hỏi GV phải có sự nổ lực cố gắng rất lớn trong việc nhận thức
được giá trị DH của các “ lệnh hoạt động”.Đồng thời phải có quyết tâm thực hiện bằng cách nghiên cứu, khai thác sử
dụng các lệnh trong quá trình DH với tư duy sáng tạo, kinh nghiệm của bản thân
chứ không phải rập khuôn, máy móc theo những gì đã có sẵn. Để thực hiện tốt vai
trò là người tổ chức, hướng dẫn, đạo diễn cho hoạt động của HS thì GV cần phải
dựa trên các “ lệnh hoạt động” đó để khai thác thành nhiều hoạt động Thầy - Trò
nhằm dẫn dắt HS tích cực tự lực hoạt động tìm ra tri thức mói. Có như vậy mới
thể hiện được vai trò của SGK trong định hướng đổi mới PPDH đó là SGK được biên
soạn không chỉ quan tâm tới nội dung tri thức mà còn có nhiệm vụ định hướng
PPDH.
II.
Phân loại và biện pháp khai thác, sử dụng các lệnh hoạt động theo hướng tích
cực hoá hoạt động nhận thức của HS.
1.
Phân loại các lệnh hoạt động trong SGK Sinh học.
Sau khi thống kê và phân tích đặc điểm các lệnh trong SGK Sinh học lớp
10, chúng tôi đã phân loại dựa trên giá trị DH và định hướng hoạt động Thầy -
Trò của từng lệnh, kết quả có các loại lệnh như sau:
- Loại lệnh từ PTTQ tìm ra kiến thức mới gồm 2
loại nhỏ:
+ Trực quan bằn vật tượng trưng, tượng
hình.
+ Trực quan bằng thí nghiệm.
-
Loại lệnh từ nghiên cứu lý thuyết SGK tìm ra kiến thức mới
-
Loại lệnh vận dụng kiến thức gồm 2 loại nhỏ:
+ Vận dụng kiến thức trong bài để giải
thích hiện tượng thực tế
+ Vận dụng kiến thức để giải quyết các
công việc, nhiệm vụ cụ thể.
2.
Biện pháp khai thác, sử dụng các lệnh hoạt động theo hướng tích cực hoá hoạt
động nhận thức của HS.
Tương ứng với đặc thù của mỗi loại lệnh ta có biện pháp khai thác sử
dụng khác nhau để mang lại hiệu quả DH cao, đápứng mục tiêu “ hoạt động háo người học” mà tác giả biên soạn SGK muốn
gửi gắm thông qua việc đưa vào nội dung bài học các “ lệnh hoạt động” này.
* Lệnh
tìm tri thức mới từ trực quan bằng vật tượng trưng, tượng hình.
Đối với lệnh loại này để tổ chức hoạt
động nhận thức cho HS, GV có thể tiến hành theo các bước sau:
+ Giới thiệu sơ bộ: GV giới thiệu sơ
bộ tranh, hình, sơ đồ... Những giới thiệu này trước hết có ý nghĩa thu hút sự
tập trung chú ý của HS vào đối tượng nghiên cứu, sau nữa là giúp HS có ấn tượng
ban đầu cần thiết cho việc quan sát.
+ Xácđịnh các nhiệm vụ quan sát: GV giúp HS nắm bắt được các nhiệm vụ nhận
thức, từ đó định hình ngay được những hoạt động quan sát và các kỹ năng cần sử
dụng cũng như yêu cầu cần đạt.
+ Học sinh tự lực hoạt động độc lập:
Đây là bước quan trọng tạo điều kiện cho HS sử dụng và rèn luyện các kỹ năng
hoạt động học tập của mình.
+Cuối cùng HS trình bày kết quả quan sát.
*
Lệnh tìm tri thức mới từ trực quan bằng thí nghiệm.
Trình tự khai thác sửdụng lệnh này có thể theo các bước :
+ Trước tiên, GV yêu cầu HS tập trung
quan sát các thao tác thí nghiệm do GV tiến hành hoặc nắm các thao tác thí
nghiệm do chính HS tiến hành hay thao tác thí nghiệm của các nhà khoa học được
mô tả trong SGK.
+ Tiếp theo, GV sử dụng các câu hỏi
yêu cầu HS cho biết kết quả thí nghiệm, nhận xét, giải thích kết quả và so sánh
khái quát hoá để có các kiến thức. Kỹ năng định hướng quan sát và tư duy cho HS
là rất quan trọng điều này được thể hiện qua các câu hỏimà GV đặt ra để dẫn dắt học sinh đi tìm kiến
thức mới từ thí nghiệm.
+ Cuối cùng GV nhận xét, đánh giá ý
kiến của học sinh và khái quát lại tri thức mới, đúng được rút ra qua quá trình
hoạt động của HS.
*
Loại lệnh yêu cầu tìm tri thức mới từ nghiên cứu lý thuyêt SGK.
+ GV yêu cầu HS đọc một hoặc một số
đoạn trong bài và trả lời các câu hỏi mà GV đã xây dựng dựa trên gợi ý của lệnh
để tìm ra mấu chốt, nét bản chất của vấn đề được nêu trong SGK.
+ Để trả lời được
các câu hỏi mà GV đã xây dựng dựa trên gợi ý cơ bản của lệnh, HS phải đọc SGK
và gia công xử lý tài liệu đọc được bằng các thao tác tư duy cần thiết như tự
nhận xét, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá...
+ Tiếp theo GV sẽ vấn đáp HS với từng
yêu cầu hay tổ chức cho HS trình bày và thảo luận theo nhóm, tổ hoặc cả lớp để
thu được hiệu quả cao mà không gây căng thẳng và ức chế tâm lý học tập cho HS.
+ Cuối cùng, GV bổ sung, chỉnh lý
những sai sót và khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức mà “lệnh hoạt động”
yêu cầu HS phải rút ra được từ đoạn lý thuyết phải đọc đó.
*
Lệnh yêu cầu vận dụng kiến thức vừa học để giải thích hiện tượng trong thực tế.
Để thực hiện loại lệnh này, GV cần yêu
cầu HS :
+ Phân tích đặc điểm của hiện tượng,
quá trình, biện pháp: diễn biến, kết quả...
+ Vận dụng kiến thức mới để xác định
nguyên nhân, cơ chế của hiện tượng, quá trình, biện pháp. Từ đấy HS có thể hiểu
rõ giá trị và cách thực hiện, sử dụng hoạt động đó vào thực tế sản xuất và đời
sống.
Qua
đây chúng ta có thể thấy được rằng “ lệnh hoạt động” là phương tiện, là cơ sở
hướng đạo cho GV sử dụng các PPDH tích cực. Tri thức mới có được là kết quả nổ
lực trí tuệ của HS. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng niềm tin và
ý thức cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện kĩ năng tiếp cận, hiểu và vận
dụng tri thức vào cuộc sống lao động sau này cho HS.
Hiệu quả của việc sử dụng các “ lệnh hoạt động” trong DH
phụ thuộc lớn vào kĩ năng tổ chức, hướng đạo hoạt động cho HS của GV, phụ thuộc
vào sự nhận thức, cố gắng, tích cực của GV trong việc khai thác sử dụng lệnh
của GV và ý thức tham gia thực hiện lệnh của HS.