Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >> Toán


Giáo dục hs cá biệt ...
21-05-2013

                         GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT

                       TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN TOÁN

                                                                            Nguyễn Thị Nga

                                     Tổ Toán- Trường THPT Số 1 Quảng Trạch

        Sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện đang được toàn Đảng, toàn dân quan tâm.Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ:  giảng dạy bộ môn và làm công  tác giáo dục học sinh. Với mục đích là đào tạo những học sinh vừa có kiến thức văn hoá,vừa có nhân cách làm người. Trong Nhà trường bên cạnh đa số học sinh chăm ngoan học tốt thì vẫn còn một số ít học sinh chưa ngoan học kém. Số học sinh này được gọi chung là học sinh cá biệt.  Học sinh cá biệt ở trong trường không nhiều nhưng trường nào, lớp nào củng có, đó là lực cản lớn, thậm chí có nhiều lúc, nhiều nơi nó trở thành thế lực đe doạ khống chế những nhân tố tích cực trong lớp trong trường. Làm thế nào để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả. Đây là câu hỏi được nhiều giáo viên quan tâm. Với tư cách là một giáo viên giảng dạy bộ môn Toán tham gia dạy nhiều lớp ở cuối cấp bản thân củng đã gặp nhiều học sinh cá biệt như vậy. Qua thực tế giáo dục học sinh, bản thân nhận thấy rằng: Giáo dục học sinh cá biệt nói chung và học sinh yếu kém nói riêng phải đặt trong một môi trường cụ thể . Môi trường tập thể lớp là môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển tự nhiên của các em . Thông qua tập thể và bằng các hoạt động tập thể dưới vai trò chủ đạo của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn dạy trong lớp đó, bằng các hình thức nêu gương, giúp đỡ cá biệt, động viên khuyến khích cùng với những biện pháp răn đe kịp thời sẽ cảm hoá và để dần dần giáo dục được các em

1. Thế nào là học sinh cá biệt?  Có thể hiểu một cách đơn giản: Học sinh cá biệt là những học sinh có tính khác biệt so với số đông học sinh bình thường. Với các biểu hiện: Bất thương về tính cách, tâm lý không ổn định. Đa số không có động cơ học tập. Chẳng hạn khi cả lớp đang trật tự làm bài tập thì những em này lại đùa nghịch nói chuyện riêng hoặc thầy cô đang giảng vấn đề này lại hỏi vấn đề khác. Có em quậy phá  nhưng củng có em lại thờ ơ, lơ đảng không chú ý gì đến bài học.  Học sinh cá biệt bao gồm : Học sinh cá biệt về mặt học lực  và học sinh cá biệt về đạo đức lối sống.

- Cá biệt về học lực thường có ba dạng:

+ Những em có trí tuệ và khả năng nhận thức bình thường nhưng lại lười biếng, lêu lỏng hoặc học theo kiểu tài tử dẩn đến hổng kiến thức hay quay cóp trong giờ kiểm tra, kết quả học tập thấp đi đến chán nản quậy phá.

+ Những em có dấu hiệu thiểu năng về trí tuệ: Những em này hình thức bề ngoài củng bình thường, có vẻ hơi đần nhưng trong học tập thì giáo viên dạy mãi không hiểu không nhập tâm được bài học. Kết quả học tập thấp.

+ Những em thuộc diện khuyết tật nhẹ: nói ngọng, mắt, tai kém

- Cá biệt về đạo đức: Có các dạng sau đây:

+ Chán học thường bỏ các tiết học đi chơi, lừa dối bố mệ ,thầy cô giáo.

+ Doạ nạt bàn bè , hay gây gổ đánh nhau, bỏ các tiết sinh hoạt.

+ Càn quấy, tụ tập nhau đối lập với tập thể. Thích chơi trội theo kiểu con nhà đại gia giàu có.

+ Khéo léo nhanh trí trong việc giở những trò tinh ngịch với bạn bè, thầy cô giáo. Hay xem thường, trêu ngươi, khiêu khích bạn bè, thầy cô giáo nhằm để thoả mản nhu cầu tinh nghịch.

 2.Một số giải pháp hạn chế và khắc phục học sinh cá biệt :

1. Phân loại học sinh cá biệt. Có biện pháp giáo dục thích hợp với từng loại. Chú trọng phương pháp động viên, khơi  dậy lòng tự trọng trong mỗi con người các em. Cần đi sâu đi sát giúp đỡ tận tình đặc biệt các em có dấu hiệu thiểu năng trí tuệ.

2. Giáo dục học sinh cá biệt bằng việc nâng cao chất lượng giơ dạy: Việc nâng cao chất lượng giờ dạy giúp học sinh nắm được nội dung bài khi dạy bài mới. Để nâng cao chất lượng giờ dạy thì khâu quan trọng là phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học phải hướng tới cá thể hoá học sinh trên các nhóm đối tượng trong đó đặc biệt quan tâm đến số học sinh cá biệt. Với thời lượng 45 phút trên lớp giáo viên phải tác động đến tất cả các đối tượng học sinh. Nâng cao chất lượng giờ dạy hiện nay chính là nâng cao chất lượng học tập của các đối tượng học sinh trong đó có cả học sinh cá biệt, đồng thời phát hiện học sinh năng khiếu để bồi dưỡng học sinh giỏi. Giáo viên luôn luôn phải biết làm mới tiết dạy của mình.

3. Giáo dục học sinh cá biệt thông qua các lượng giáo dục:  Như ta đã biết biết giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội. Giáo dục học sinh là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội . Trong đó xã hội đóng vai trò quan trọng. Các em học sinh THPT đang trong lứa tuổi đang phát triển, các mối quan hệ xã hội đang được mở rộng vì thế cần có sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đặc biệt giáo dục học sinh cá biệt. Để phát hiện học sinh cá biệt ngoài giáo viên chủ nhiệm các giáo viên bộ môn củng có trách nhiệm phát hiện và giáo dục học sinh.

4. Những điều nên tránh: Không cô lập học sinh cá biệt đối với tập thể. Không xúc phạm làm tổn thương đến danh dự của các em trước tập thể. Không qua khắt khe xử lý mạnh tay, đe doạ tành kiến học sinh. Không bỏ mặc và phủ nhận những chuyển biến tích cực của học sinh cá biệt

     Để góp phần hình thành nhân cách học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt đòi hỏi mỗi giáo viên phải tận tuỵ, gương mẫu và có tình thương yêu học sinh. Đây là nhiệm vụ quan trọng không chỉ thực hiện trong một tháng một học kỳ, một năm học mà là thiên chức của cả một đời người giáo viên.

                                                                     Tháng 4 năm 2013  

 

 

Xem bài khác
  • Bài toán viết phương trình tiếp tuyến của 1 đường cong        (21-05-2013)
  • Một số sai lầm thường gặp khi tính tích phân        (21-05-2013)
  • Đường tròn        (12-04-2013)
  • Giải phương trình        (12-04-2013)
  • Các bài mới đăng
  • Tích hợp kiến thức vật lí và lịch sử địa phương trong dạy bài “ TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VÉC TƠ”        (27-01-2015)
  • Một số sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit.        (25-12-2014)
  • TỪ MỘT BÀI TOÁN DỄ ĐẾN NHỮNG BÀI TOÁN KHÓ - PHAN ANH        (18-11-2014)
  • Ứng dụng của vecto trong chứng minh bất đẳng thức        (17-09-2014)
  • Chuyên đề đường tròn        (27-04-2014)
  • Một số phép biến đổi về phương trình lượng giác cơ bản và một số sai lầm thường gặp        (20-03-2014)
  • Dùng phương pháp phân chia để tìm giới hạn dạng vô định        (27-02-2014)
  • Phương pháp và bài tập quan hệ vuông góc        (21-01-2014)
  • Bước đầu tìm hiểu về tâm tỉ cự GV: Võ Tố Như        (19-12-2013)
  • Một phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian        (22-11-2013)