Báo động về chất lượng môn tiếng Anh bậc phổ thông
Thật khó tin khi mà trong thời đại hội nhập toàn
cầu, vẫn còn những học sinh coi môn tiếng Anh là “môn phụ” và học theo kiểu uể
oải, đối phó. Chỉ đến khi lên đến đại học, ra làm việc, họ mới biết nhìn ra vấn
đề, nhưng nhiều khi đã muộn.
Đã đến
lúc cần gióng lên một hồi chuông cảnh báo về chất lượng dạy và học môn tiếng
Anh trong trường phổ thông
Hiện
nay, môn tiếng Anh đã được đưa vào dạy ở bậc phổ thông, từ THCS đến THPT, một
số nơi đã đưa vào chương trình bậc Tiểu học. Môn Ngoại ngữ là một môn thi tốt
nghiệp bắt buộc hàng năm. Một số trường đại học sau khi tuyển sinh đã tiến hành
khảo sát chất lượng môn Ngoại ngữ, nếu học sinh nào không đạt yêu cầu sẽ không
được tiếp nhận vào học. Tuy nhiên, một thực tế là chất lượng dạy học môn Ngoại
ngữ trong trường phổ thông còn thấp (nếu không nói là quá thấp), chưa đáp ứng
được yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ hội nhập.
Nếu khảo sát thực chất, tỷ lệ học sinh đạt điểm
trung bình trở lên trong môn Anh văn ở trường tôi chỉ đạt khoang 50%”. Trong kì
thi tốt nghiệp THPT vừa qua (thi theo hình thức trắc nghiệm), tỉ lệ học sinh
đạt trên trung bình môn tiếng Anh của trường tôi
(THPTso I Quang Trach) thấp nhất so với các môn khác.
Biểu hiện của học sinh yếu kém về môn tiếng Anh phổ biến nhất là vốn từ nghèo
nàn, không nắm được ngữ pháp, phát âm không chuẩn, kĩ năng tạo lập văn bản
(nói, viết) chưa đạt yêu cầu và yếu nhất là kĩ năng nghe.
Đâu là
nguyên nhân?
Môn tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó, đầu
tư nhiều thời gian, phải có phương pháp. Thế nhưng học sinh hầu như chỉ tập
trung vào học một số môn thi đại học, ít chú ý trau dồi môn Ngoại ngữ hoặc có
tâm lí “khi nào lên đại học sẽ hay”. Bên cạnh đó, điều kiện học tập của nhiều
nơi còn thiếu thốn, học sinh không có những phương tiện thiết yếu như từ điển,
băng hình, đài cát xét, máy vi tính... Nhiều trường học chưa có các phòng học
ngoại ngữ chuyên dụng...Chúng toi đi dạy phải xách theo một cái đài cát xét,
học sinh nghe câu được câu chăng, nhiều khi mất điệnnên không sử dụng
được....Lớp học lại đông, giáo viên không quán xuyến hết, học sinh ít có điều
kiện thực hành…
Về chương trình, SGK. Chương trình và SGK mới rất
hay, song độ khó cũng cao hơn, đối với những học sinh đã “mất gốc” thì không
thể theo được. Mặt khác, chương trình có sự tích hợp, liên thông với các môn
văn hóa khác, đòi hỏi học sinh phải có một trình độ văn hóa nhất định mới đáp
ứng được yêu cầu. Vì vậy, nhiều học sinh không kham nổi chương trình, nhất là
những học sinh vùng nông thôn, vùng khó khăn... Mặt khác, học sinh phải học quá
nhiều môn, rồi còn học thêm, do vậy mà thời gian dành cho môn Ngoại ngữ càng bị
san sẻ. Nếu các môn học đều kiểm tra chặt chẽ, học sinh sẽ phải “gồng lên” học
căng như dây đàn....
Chất lượng của giáo viên là một nguyên nhân ảnh hưởng
đến chất lượng học ngoại ngữ của học sinh .( Đội ngũ giáo viên của chúng là sản
phẩm của hình thức đào tạo) Nhiều giáo viên thẳng thắn cho rằng thứ tiếng Anh
mà chúng ta đang giảng dạy trong nhà trường là một thứ tiếng Anh đã được…Việt
hoá, ít nhất là về phương diện phát âm. Có những học sinh giỏi của trường
chuyên ngữ nhưng khi mới sang nước ngoài cũng không thể nghe hiểu được.