"Uống nước nhớ nguồn,
ăn quả nhớ người trồng" cây là truyền thống đạo lý của người Việt Nam bao đời nay. Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống tôn sư trọng
đạo,tôn trọng đạo lý làm người mà tôn
vinh thầy giáo – “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”,tư tưởng ấy như sợi chỉ đỏ xuyên xuốt tâm hồn bao thế hệ trẻ, được kế
thừa và phát huy qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, sự đổi thay của đất
nước song nó vẫn được rèn dũa, quện chặt và thấm nhuần trong mỗi tâm tưởng, ăn
sâu vào tận đáy lòng mỗi con người Việt Nam. Bởi lẽ, từ lúc lọt lòng mẹ trên
chiếc nôi tre đến khi nhắm mắt xuôi tay về cõi vĩnh hằng thì âm hưởng của câu
hát mẹ ru vẫn cháy bỏng đầy tha thiết như âm điệu của một bài ca muôn thuở :
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta giờ này đều
đang có những hồi ức về mái trường , nơi gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ
đẹp đẽ thơ mộng - nơi chắp cánh những ước mơ hoài bão và cũng chính là nơi chăm
bẵm ấp ủ cho ta trưởng thành nên người hòa nhập vào cuộc sống dòng đời . Cổ
nhân đã dạy : “Nhân bất học bất trí lý” nghĩa là người
không có học thì không biết gì đến lẽ phải, hoặc “bất học diện tường di nông di
nô” nghĩa là người không có họcthì nhìn
vào việc gì cũng như trông vào bức vách suốt đời chỉ làm nô lệ .
Nói đến nghề thầy giáo đã có biết bao bài
ca, bao nhiêu áng văn chương, bao nhiêu lời hay ý đẹp ban tặng bởi lẽ hình
tượng người thầy được ví như người cha, người mẹ mà có người cha người mẹ nào lại
không mong muốn con mình khôn lớn trưởng thành . Từ xưa xã hội tôn trọng nghề
thầy giáo, từ tôn trọng mà có nhiều nghĩa cử cao đẹp dành cho thầy giáo, ngày
nay, Đảng, nhà nước và nhân dân ta kế thừa truyền thống cha ông tổng kết kinh
nghiệm xây dựng đất nước “phi thương bất phú, phi nông bất ổn, phi
trí bất hưng” - Đất nước muốn phát triển phải quan tâm đến giáo dục - GD&ĐT
là nền tảng của một nướclà tương lai
của một dân tộc, chính vì vậy Đảng ta khẳng định GD&ĐT là quốc sách hàng
đầu. Trong sự nghiệp giáo dục thầy giáo là người chiến sỹ tiên phong trên mặt
trận tư tưởng, là kỹ sư tâm hồn gieo trồng những mầm lộc tài năng và nguồn năng
lực cho đất nước và như thế có rất nhiều lời hay, ý đẹp có rất nhiều tình cảm
gần gũi kính trọng ban tặng và dành cho nghề dạy học, cho thầy giáo chúng ta.
Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo
tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation
International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo
dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ
chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương
với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây
dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính
đáng của nghề dạy học và nhà giáo.
Trong những năm kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE
để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược
đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu
những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của
toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân
dân ta.
Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn
Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn
dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức
FISE tại Viên(Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như
vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22.7.1951), Công đoàn giáo dục
Việt Nam
đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957,
tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn
Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương
các nhà giáo.
Ngày 20/11/1958, lần đầu
tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên
toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày Lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức
tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20- 11, cơ quan
tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ
tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần
chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến.
Sau ngày đất nước được
thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo
định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ý nghĩa của ngày
"Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch
sử với giáo giới Việt Nam.
Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam. Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày
28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 -
HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung Quyết định có những điều khoản như
sau:
Điều
1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Điều
2: Để ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hàng năm,
từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công
tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc
đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên
phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng
lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt
động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo
viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm
vụ cao cả của mình.
Điều
3: Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân
và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp của ngành giáo dục và các
đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi
giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể
tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.Việc tổ chức
ngày Nhà giáo Việt Nam
cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây
phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều
4: Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc
học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động của nhà
trường và của
địa phương.
Ngày 20 tháng 11 năm 1982,
là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả
nước ta, và từ đó dến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến,
kính trọng với thầy giáo, cô giáo - những người đã dày công vun đắp cho chúng
ta - những cây đời mãi mãi xanh tươi.
Ngày
20 - 11 thực sự là ngày hội, ngày tết của các thầy, các cô. Toàn XH hướng về và
giành cho thầy, cô những tình cảm trân trọng quý mến và biết ơn, từ các đô thị
đến thôn quê từ thành thị đến miền núi, vùng sâu, vùng xa trên khắp các nẻo
đường ở đâu cũng rợp trời hoa, núi hoa giành tặng cho ngành GD, cho các thầy
giáo, cô giáo, đó chính là những nghĩa cử cao đẹp của các em , của các bậc phụ
huynh và của toàn xã hội.