Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >>


Phương pháp lên lớp tiết bài tập vật lý
14-02-2009

    BÀN VỀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP TRONG TIẾT BÀI TẬP MÔN VẬT LÍ

Giải bài tập là một phần hợp thành của việc học môn Vật lý. Các bài tập vật lý sẽ lôi cuốn  học sinh bằng nội dung, bằng những phương pháp giải hay, cho phép ta dự đoán hay tìm thấy các hiện tượng tự nhiên hoặc tính chất của các vật. Giải bài tập cũng như bất kỳ sự khắc phục khó khăn nào, đều gây cho học sinh những hứng thú thi đua. Bỡi vậy trong tiết bài tập giáo viên  nên tổ chức các nhóm giải bài tập vật lý, thi đua giữa các nhóm, các nhóm đánh giá kết quả lẩn nhau thì  thường đạt hiệu quả cao hơn. Các hình thức lên lớp giải bài tập vật lý rất phong phú, tùy thuộc vào nội dung kiến thức của từng bài, từng chương và từng đối tượng học sinh. Việc chuẩn bị cho tiết học trước hết bao gồm việc ôn tập, hệ thống nhanh kiến thức đã học, hay việc tự cũng cố kiến thức của học sinh ở nhà cũng rất quan trọng. Giáo viên nên nhắc lại các kiến thức này một cách ngắn gọn nhất vào đầu tiết học hoặc trước khi làm bài tập tương ứng. Trong những tiết giải bài tập người ta thường dùng chủ yếu các hình thức tổ chức làm việc của lớp như sau: Giáo viên làm bài tập trên bảng để học sinh theo dõi và chỉ đạo để có sự tương tác giữa các học sinh trong nhóm và các nhóm với nhau ; hay gọi một  vài HS lên bảng giải bài tập sau đó cho các nhóm HS nhận  xét,  cuối cùng giáo viên tổng kết lại hoặc hướng dẫn học sinh tự làm bài vào vở dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Giáo viên thường áp dụng hình thức tổ chức thứ nhất khi phân tích những kiểu bài tập mới hoặc khi giáo viên cần giới thiệu cho học sinh những kiến thức mới về phương pháp giải bài tập, trình bày cách ghi hoặc hệ đơn vị ...,còn  hai hình thức sau thì được dùng chủ yếu là để hình thành kỷ năng và kỷ xảo, cũng như để kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Khi giải bài tập trên bảng cần tránh hai khuynh hướng cực đoan . Có lúc giáo viên gợi ý cho học sinh được gọi tất cả những  kiến thức cần vận dụng,  những phép tính hoặc là giáo viên tự giải đơn thuần. Trong một số trường hợp khác thì ngược lại,giáo viên lại  "vặn" học sinh làm rắc rối khiến các em không thể trả lời được. Kết quả làm mất thời giờ vô ích, làm cho cả giáo viên và học sinh đều không thỏa mãn về bài tập đó. Giáo viên phải giải thích cho học sinh các nguyên tắc giải những bài tập mới, bằng trình bày mẫu, ghi giả thiết tính toán, vẻ hình..., như là giáo viên thường làm trong khi dạy bài mới. Do đó nảy ra vấn đề cần chọn các bài tập theo tính chất phức tạp của chúng đối với từng phần, từng chương. Khi làm bài tập trên bảng như đã thấy ở trên phải tích cực hóa tới mức tối đa hoạt động nhận thức của tất cả học sinh, nếu không thì trong phần lớn tiết học,  học sinh chỉ ngồi nghe một cách thụ động những lời giải thích của giáo viên và trả lời của các bạn được gọi lên bảng. Muốn tích cực hóa như vậy thì có thể sử dụng các biện pháp sư phạm sau đây : Nêu mục đích của việc giải bài tập để cho học sinh thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải nắm những mảng kiến thức nào đó, đưa ra một vài giả thiết hoặc ngay cả một vài giả định,  mặc dầu có thể mâu thuẩn nhau nhờ đó thu hút được sự chú ý của học sinh và làm cho các em thấy được các mặt khác nhau trong hiện tượng, đề phòng thói quen suy nghĩ theo khuôn cũ . Nếu có điều kiện thời gian có thế sử dụng các bài tập vui, ngắn phù hợp với nội dung tiết học, như ta đã biết học sinh rất hứng thú và nhiệt tình làm các bài tập đó. Mặt khác hiểu rõ tầm quan trọng của tiết bài tập đối với việc học môn vật lý, nhưng một số giáo viên đã làm theo cách: Bài tập càng nhiều, đặc biệt là càng khó, thì càng tốt. Trong nhiều trường hợp, điều này dẫn đến kết quả ngược lại: Làm cho học sinh cảm thấy nặng nề, mất tin tưỡng vào sức mình, chán môn học. Bởi vậy bài viết này bàn đến phương pháp lên lớp trong tiết giải bài tập vật lý ở trường THPT với các đồng nghiệp, hy vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu những phương pháp và biện pháp  chung nhất để giải các bài tập có tác dụng hình thành tư duy vật lý cho học sinh, cung cấp cho học sinh những kĩ năng thích hợp, nhằm cũng cố kiến thức đã học, có hứng thú hơn khi học môn Vật lý.

                                                                          Hoàng  Quang  Phú -Tổ Vật Lý


Xem bài khác
  • Lưu ý khi làm bài tập chuyển động thẳng đều        (13-02-2009)
  • Các bài mới đăng
  • Chuyên đề kỷ thuật công nghiệp: Đại cương về động cơ đốt trong        (20-03-2016)
  • Sử dụng phương pháp các định luật bảo toàn giải bài toán đạn nổ        (12-03-2016)
  • Một số kinh nghiệm trong giảng dạy học sinh yếu kém        (26-02-2016)
  • Phương pháp nhận dạng các phần tử chứa trong hộp đen        (17-10-2014)
  • 14 câu hỏi đố vui về vật lý        (17-09-2014)
  • Nguồn gốc và ý nghĩa của Giờ Trái Đất        (30-03-2014)
  • Một số thủ thuật khi làm bài trắc nghiệm vật lý        (05-03-2014)
  • Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong - phần cn 11        (23-01-2014)
  • Phương pháp tìm một điểm đồng cung ngược với I        (14-11-2013)
  • Kinh nghiệm học tốt môn vật lý        (23-08-2013)