Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >> Toán


Giáo dục và cảm hóa học sinh
09-11-2012

THẦY CÔ BẰNG TRI THỨC VÀ TÌNH THƯƠNG ĐỂ

GIÁO DỤC VÀ CẢM HÓA HỌC SINH.

                                 Phan Văn Anh - THPT Số 1 QTrạch , QBình.

Trong xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay , với nhiệm vụ đào tạo con người của thế kỷ XXI , đang đặt ra những yêu cầu mới cho giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Đảng ta cũng đã xác định :

"Để đảm bảo chất lượng giáo dục trước hết

phải giải quyết tốt vấn đề giáo viên".

Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực , giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Thiết nghĩ rằng ngoài niềm vui sau những giờ dạy trên lớp , công tác chủ nhiệm tạo cho chúng ta những cảm xúc và những niềm vui riêng.

Trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm là đại diện cho Nhà trường trong công tác giáo dục và quản lý học sinh. Đồng thời GVCN chịu trách nhiệm trước BGH và Hội đồng nhà trường về hiệu quả và chất lượng công việc.

Dó đó GVCN có vị trí , vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Không thể phủ nhận được vị trí , vai trò của GVCN.

         

Về phía học sinh trong giai đoạn này có sự chuyển biến lớp về đặc điểm tâm sinh lý của các em. Một số em sẽ có những thay đổi bất thường trong cách nghĩ cũng như các hành động của mình. Thiết nghĩ việc hình thành nhân cách của các em chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố :

GIA ĐÌNH + NHÀ TRƯỜNG + XÃ HỘI + ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ.

Lứa tuổi của học sinh THPT là lứa tuổi, đang rất cần sự giúp đỡ và định

hướng của bố mẹ , anh chị em và có sự giúp đỡ của GV. Nếu không với kinh nghiệm sống ít ỏi các em sẽ khó tránh khỏi những ảnh hưởng không tốt , không lành mạnh từ phía xã hội.     

Sau đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong công tác chủ nhiệm mấy năm vừa qua. Tất nhiên còn nhiều hạn chế. Mong rằng quý thầy cô có thể trao đổi để chúng ta có kết quả tốt hơn trong năm học tới.        

         

Thứ nhất : Cần nắm vững đặc điểm tình hình học sinh và gia đình học sinh trong lớp ngay khi vào lớp 10. Phát hiện kịp thời những em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

Qua đó chúng ta sẽ đồng cảm , sẻ chia với những khó khăn về vật chất và tinh thần của học sinh. Đồng thời có biện pháp hợp lý trong việc quản lý học sinh cá biệt hoặc có biểu hiện cá biệt. Cụ thể :

* Đối với các em có hoàn cảnh khó khăn :

Tích cực động viên , thăm hỏi , giúp đỡ các em nhằm hoà đồng các em đó vào trong các hoạt động của lớp.

Trong lớp phát động các phong trào giúp đỡ lẩn nhau. Nhân dịp các ngày lễ tết hoặc các dịp đặc biệt hằng năm lớp cần có những phần quà đặc biệt cho những em có hoàn cảnh khó khăn. Có thể miễn , giảm các khoản thu nộp cho các em trong điều kiện có thể.

 

* Đối với các em học sinh cá biệt hoặc có biểu hiện cá biệt :

Cần nắm rõ hoàn cảnh gia đình , tình tình , tâm tư , nguyện vọng của học sinh đó. Luôn tôn trọng , lắng nghe ý kiến của học sinh.

Phối hợp chặt chẽ với gia đình , giáo viên bộ môn cùng các tổ chức trong trường.

Luôn tìm hiểu nguyên nhân trước các vi phạm của học sinh. Cần khéo léo trong việc quản lý cũng như xử lý các hành vi bất thường của học sinh.

Không nóng vội , biết kiềm chế , tìm cách xử lý tối ưu trước các vi phạm của học sinh. Do đó cần quản lý các học sinh cá biệt theo nguyên tắc :

“ Cứng rắn nhưng mềm dẻo ”    “ Nghiêm khắc nhưng bao dung ”

Nhiều lúc chúng ta phải đặt vị trí mình là người thầy là cha mẹ hoặc là anh chị để quản lý và giáo dục học sinh. Khi đó dể có sự đồng cảm từ phía đình cũng như bản thân học sinh.

 

Thứ hai : Luôn tạo mọi điều kiện để học sinh cố gắng vươn lên. Những em có học lực yếu thì thường xuyên kiểm tra , giám sát quá trình học bài ở lớp , ở nhà. Bố trí cho các em khá hơn có trách nhiệm kèm cặp giúp đở thêm. Tổ chức các buổi dạy phụ đạo , bổ túc kiến thức cho các em.           

Những em chưa ngoan thì thường xuyên kiểm tra , giám sát quá trình học bài ở lớp , ở nhà. Theo giỏi chặt chẽ các hoạt động kịp thời phát hiện , ngăn chặn các vi phạm của học sinh.

Phối hợp chặt chẽ với gia đình , giáo viên bộ môn cùng các tổ chức trong nhà trường trong việc giáo dục.

Đặc biệt không trù dập học sinh , luôn tạo mọi điều kiện để học sinh cố gắng vươn lên. Cần động viên , khen thưởng kịp thời những em có tiến bộ.

 

Thứ ba : Phát huy tốt vai trò của các tổ chức trong lớp học. Xây dựng ban cán sự năng động , nhiệt tình , có uy tín trước học sinh và giáo viên. Ban cán sự lớp phải là các hạt nhân trong các phong trào thi đua học tốt của lớp.

 

Thứ tư : Phối hợp với các hoạt động của Đoàn trường của trường. Trong các phong trào thi đua của trường và Đoàn trường đề ra giáo viên cần chú ý theo giỏi , nhắc nhở các em thực hiện.

Có biện phát xử lý kiên quyết đối với những em không tham gia hoặc làm ảnh hưởng đến phong trào của lớp học.

 

Thứ năm : Giáo viên nên thẳng thắn và thực hiện đúng các điều qui định của nhà trường của nghành và qui định của pháp luật.

          Cần tạo ra uy tín , chổ dựa vững chắc cho học sinh. Cần có lập trường kiên định , trước sau như một , xử lý kiên quyết đối với những em học sinh thường xuyên vi phạm.

 

Thứ sáu : Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh , kịp thời thông tin cho phụ huynh biết các biểu hiện bất thường của học sinh đồng thời nắm bắt các thông tin cần thiết liên quan đến học sinh từ phía phụ huynh. Phát huy tốt vai trò của hội Phụ huynh học sinh.

 

Thứ bảy : Tăng cường học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên khác. Tự hoàn thiện các nghiệp vụ trong công tác chủ nhiệm. Trước mỗi năm học và mỗi tuần học GVCN cần có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể.

 

          Có lẽ đây chỉ là vài kinh nghiệm nhỏ. Trong công tác chủ nhiệm đòi hỏi người giáo viên cần khéo léo và linh hoạt trong từng tình huống sư phạm. Ngoài ra người giáo viên chủ nhiệm cần có tâm và có thiện chí trong công tác. Chúc quý thầy cô thành công trong công tác cũng như trong cuộc sống.

         

Xem bài khác
  • Đôi điều về câu IV-2 ...        (23-10-2012)
  • Một số sai lầm khi giải bài toán tìm giới hạn        (08-10-2012)
  • Đường thẳng biến thiên đi qua điểm cố định        (18-05-2012)
  • Ứng dụng của GTLN-GTNN...        (18-05-2012)
  • Các bài mới đăng
  • Tích hợp kiến thức vật lí và lịch sử địa phương trong dạy bài “ TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VÉC TƠ”        (27-01-2015)
  • Một số sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi giải phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit.        (25-12-2014)
  • TỪ MỘT BÀI TOÁN DỄ ĐẾN NHỮNG BÀI TOÁN KHÓ - PHAN ANH        (18-11-2014)
  • Ứng dụng của vecto trong chứng minh bất đẳng thức        (17-09-2014)
  • Chuyên đề đường tròn        (27-04-2014)
  • Một số phép biến đổi về phương trình lượng giác cơ bản và một số sai lầm thường gặp        (20-03-2014)
  • Dùng phương pháp phân chia để tìm giới hạn dạng vô định        (27-02-2014)
  • Phương pháp và bài tập quan hệ vuông góc        (21-01-2014)
  • Bước đầu tìm hiểu về tâm tỉ cự GV: Võ Tố Như        (19-12-2013)
  • Một phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian        (22-11-2013)