Đ/c: Ba Đồn - Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình. Tel: 052.3514658 Email: contact@thpt-so1quangtrach-quangbinh.edu.vn
Trang chủ Giới thiệu Tin tức Diễn đàn Ý kiến

Trang chủ >> Sử


Giáo dục ý thức giao thông trong nhà trường
26-10-2012

GIÁO DỤC Ý THỨC GIAO THÔNG TRONG NHÀ TRƯỜNG


Cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sỗng xã hội ,đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng được nâng lên. Kèm theo đó sự tăng lên của các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều làm cho tình hình an toàn giao thông ngày càng báo động. Đặc biệt là đối tượng học sinh ý thức tham gia giao thông của các em cần phải được quan tâm.

Hàng ngày vào giờ tan học, từ các cổng trường học sinh đổ ra đường với một số lương lớn trước cổng trường gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông trên đường. Trong khi tham gia giao thông các em còn vô tư dàn hàng ngang mà không cần để ý các phương tiện khác trên đường, điều đó thật nguy hiểm. Chưa kể đến rất nhiều học sinh sử dụng xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi là vấn đề đáng lưu tâm.Bởi thực tế thời gian qua đã có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra trong đó người gây tai nạn và cả nạn nhân đều thuộc nhóm đối tượng là học sinh. Nhiều bậc phụ huynh cho con em mình sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi được pháp luật cho phép. Mặc dù nhà trường đã cấm nhưng vẫn rất nhiều học sinh tìm mọi cách gửi xe ở ngoài, bởi các điểm gửi xe xung quanh nhà trường vẫn sẵn sàng phục vụ .

Từ thực tế trên cho thấy ý thức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho giới trẻ nói chung và đối tượng học sinh nói riêng còn nhiều bất cập. Trong nhà trường chưa có một chương trìnhgiáo dục về an toàn giao thông có hệ thống,đồng bộ.Những kiến thức về pháp luật giao thông được lồng ghép trong chương trình các môn học chưa đủ. Đối với môn học như môn giáo dục công dân vừa giáo dục đạo đức cho học sinh vừa lồng ghép những vấn đề xã hội trong đó cũng đề cập nhiều đến vấn đề giao thông tuy nhiên vẫn chưa đủ. Công tác tuyên truyền chưa có chiều sâu nên hiệu quả và sự tác động đến học sinh chưa cao. Vì vậy mà nhận thức của học sinh về vấn đề an toàn giao thông vẫn bi xem nhẹ. Đối với việc giáo dục ý thức của học sinh trong việc chấp hành luật giao thông,bên cạnh các nhân tố khác thì gia đình giữ vị trí hết sức quan trọng. Có nhiều lý do khác nhau, nhiều bậc phụ huynh chưa chú trọng đến việc giáo dục cho con em mìmh về an toàn giao thông,chủ yếu là những lời nhăc nhở mà chưa có những hướng dẫn cụ thể cho con em mình về pháp luật và những kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Các bậc cha mẹ phải nghiêm khắc khi con chưa đủ tuổi không được sử dụng xe máy khi tham gia giao thông và không được sử dung xe máy đến trường. Ngoài nhân tố gia đình để làm chuyển biến nhận thức của học sinh thì vai trò nhà trường cũng hết sức quan trọng. Đây là môi trường thuận lợi để học sinh có thể thu nhận được những kiến thứcvề pháp luật nói chungvà luật an toàn giao thông nói riêng. Trong nhà trường có thể phối kết hợp với các tổ chức khác như đoàn thanh niên, tạo ra các sân chơi, cuộc thi kết hợp biện pháp tuyên truyền miệng, hoặc có những cuộc ra quân để tuyên truyền giáo dục ý thức cho học sinh.Bên cạnh đó tổ chức các buổi ngoại khoá mời cán bộ chuyên trách về pháp luật nói chuyện với các em. Đi đôi với việc nâng cao trình độ  nhận thức trong nhà trường việc giáo dục đạo đức và trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông thì còn phải giáo dục về văn hoá ứng xử trong giao thông. Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên có thể đưa nội dung pháp luật về an toàn  giao thông vào trong các hoạt động, có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau; diễn kịch, phương pháp đóng vai để làm sinh động buổi học 

Bên cạnh đó, việc tổ chức cho học sinh xem những hình ảnh về các lỗi vi phạm, về hậu quả của các vụ tai nạn giao thông cũng có thể có sức tác động mạnh mẽ hơn nhiều buổi tuyên truyền, kêu gọi khô khan, đơn điệu chỉ là thuyết trình vốn tồn tại bấy lâu. Về phía gia đình, phụ huynh cần chấp hành tốt luật giao thông, quản lý con cái, nghiêm cấm cho con cái sử dụng xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi...vv. Đồng thời, thường xuyên nhắc nhở, giáo dôc con về những tác hại, hậu quả của việc vi phạm ATGT. Đưa “văn hóa giao thông” vào trường học thông qua nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và đảm bảo an toàn tính mạng cho các em học sinh khi tham gia giao thông.

          Văn hóa giao thông được hiểu là nét đẹp của người tham gia giao thông, thể hiện từ việc điều khiển phương tiện giao thông đến lời nói, hành vi, cử chỉ giao tiếp và thái độ tôn trọng luật pháp. Trên thực tế hiện nay, khái niệm "văn hóa giao thông" vẫn còn khá mơ hồ đối với nhiều học sinh, do vậy hiện tượng học sinh vi phạm ATGT vẫn còn khá phổ biến. Để hình thành “văn hóa giao thông” cho đối tượng học sinh, thiết nghĩ việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về ATGT cho học sinh không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa gia đình và xã hội.

Đặc biệt là sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng với những giải pháp nghiêm khắc hơn, cần thiết phải có những biện pháp xử phạt và chế tài thật nặng, đủ răn đe những đối tượng vi phạm Luật giao thông đường bộ. Đặc biệt, đối với các trường học, thông qua các buổi thảo luận, diễn đàn tuyên truyền về ATGT, cần phải đưa học sinh vào các tình huống xử lý thực tế.

Nhà trường nên có quy định chặt chẽ khi đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh hàng năm, bất cứ học sinh nào bị xử phạt vi phạm ATGT đều hạ bậc hạnh kiểm. Có như thế ý thức chấp hành pháp luật và văn hóa giao thông của các em mới được nâng cao. Qua đó, nhằm tạo cho các em thói quen lành mạnh, ý thức tự giác cũng như trách nhiệm đối với cộng đồng, bảo đảm an toàn tính mạng cho chính mình và cho mọi người, tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra khi tham gia giao thông.

Việc đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền những kiến thức, kỹ năng về ATGT cho đối tượng học sinh, giám sát và xử lý nghiêm học sinh, vi phạm pháp luật ATGT là vô cùng cần thiết, hướng tới mục tiêu của ngành đề ra: “HS, SV gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc pháp luật ATGT”.

 

 

 

Xem bài khác
  • Sử dụng CNTT gây hứng thú cho học sinh học lịch sử        (15-05-2012)
  • Sơ lược về các kỳ đại hội ĐCSVN        (03-11-2011)
  • Nghị lực vượt khó của cậu học trò nghèo        (03-11-2011)
  • Sử dụng phương pháp đóng vai...        (17-10-2011)
  • Các bài mới đăng
  • An toàn giao thông, vấn đề rất được quan tâm hiện nay        (27-03-2016)
  • Suy nghỉ về việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy GDCD ở trường THPT        (25-12-2015)
  • Một số kinh nghiệm bồi dưỡng HSG môn lịch sử THPT        (26-12-2014)
  • Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học        (05-11-2014)
  • Thử “ bàn” thêm nguyên nhân Liên Xô tan rã ?        (17-09-2014)
  • Giới thiệu sách Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam        (15-01-2014)
  • Làm thế nào để học sinh hứng thú học môn giáo dục công dân        (25-12-2013)
  • Xuất xứ cặp ngà voi trong dinh độc lập        (21-10-2013)
  • LỒNG GHÉP GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUA GIẢNG DẠY ...        (16-01-2013)
  • TẠO HỨNG THÚ HỌC HƠN CHO HỌC SINH ...        (16-01-2013)